Trong đầu tư XDCB của nhà nước thường tính cạnh tranh không cao. Về nguyên tắc, nhà nước thường đầu tư XDCB vào những vùng, miền, lĩnh vực mà đầu tư tư nhân không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói chung được coi trọng hơn lợi ích kinh
tế thuần tuý. Vì vậy, môi trường cạnh tranh trong đầu tư XDCB của nhà nước về lý thuyết nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực đầu tư XDCB của nhà nước để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Các yếu tố có thể tác động đến khả năng cạnh tranh của nhà nước trong đầu tư XDCB như:
- Thứ nhất, thời gian, phương thức giải ngân và tạm ứng vốn ngân sách:
Nội dung này có ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai dự án đầu tư XDCB. Mặc dù việc cải cách các TTHC đã triển khai nhiều giải pháp triệt để, tuy nhiên do các văn bản thường xuyên thay đổi, nôi dung thiếu sự đồng nhất giãu các bọ, ngành trung ương nên thời gian để thực hiện việc tạm ứng hoặc giải ngân các nguồn vốn XDCB thường bị kéo dài so với thời gian quy định, nhiểu hồ sơ phải làm lại nhiều lần, sinh ra nhiều kẻ hở có thể gây phiền phức, nhũng nhiễu trong việc tiếp nhận các hồ sơ để tạm ứng hoặc thanh toán vốn. Trung ương bố trí vốn chậm (tháng 3 mới phân bổ kế hoạch vốn TPCP, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia đến cuối tháng 6 mới phân bổ vốn cho địa phương), vốn về đến địa phương lại mất thêm một thời gian nữa mới triển khai xuống các cấp dưới, gây chậm trễ trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch đầu tư. Chính phủ cũng đã cho phép tại Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn quy trình tạm ứng của các dự án vốn Nhà nước, tuy nhiên việc phân bổ nguồn vốn XDCB không hợp lý, công tác lên kế hoạch thự hiện dự án còn chậm, nhiều hạng mục công trình chậm trễ do thiếu hụt vốn, một số công trình thì thừa vốn. Dẫn đến tình cảnh nơi thừa, nơi thiếu vốn, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và chậm tiến độ thi công.
Thứ hai, tiến độ GPMB: Công trình XDCB thường yêu cầu diện tích lớn về
mặt bằng đất đai nên cần phải GPMB. Công việc này thường diễn ra rất phức tạp vì ảnh hưởng căn bản đền cuộc sống của người dân trong diện phải di dời. Đồng thời việc bồi thường GPMB xây dựng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ,
hỗ trợ tạo việc làm, ổn định đời sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên có liên quan. Tiến độ GPMB chậm rõ ràng sẽ làm phát sinh các vấn đề phức tạp cho cả các khâu, nội dung trong qui trình quản lý đầu tư XDCB: lập và thực hiện kế hoạch bị đảo lộn, đội vốn công trình, tôn đọng thanh quyết toán, gây thất thoát, lãng phí NSNN Tiến độ GPMB có ảnh hưởng quyết định rất lớn đến tiến độ thục hiện các công trình, dự án đầu tư do đó việc thực hiện các chính sách về bồi thường giải phòng phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng.
1.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chủ thể quản lý
Nội dung của công tác thanh tra xây dựng là: thanh tra việc lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, việc khảo sát, thiết kế công trình; thanh tra việc lựa chọn nhà thầu xây dựng; thanh tra việc lựa chọn hình thức QLDA của chủ đầu tư; thanh tra việc thi công xây dựng công trình. Thanh tra về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: loại bỏ các khối lượng phát sinh không được duyệt, sai chế độ quy định, sai định mức đơn giá, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị được duyệt...
Công tác giám sát đầu tư của cộng động hiện nay đang được phát huy hiệu quả, công tác theo dõi kiểm tra việc chấp hành quy định về đầu tư xây dựng, góp phần bảo đảm các công trình được thi công đúng mục tiêu, tiến độ và hiệu quả. Để hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác thanh tra, giám sát đầu tư. Vì vậy, nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN chúng ta phải dựa vào tiêu chuẩn nhất định, từ đó cụ thể hóa thành hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng ở tầm vĩ mô. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, nghiên cứu các yếu tố này góp phẩn tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vựcgiao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ở một số địa phương và giá