UBND tỉnh Quảng Bình cần ban hành các văn bản cụ thể và kịp thời trong công tác quản lý đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh để hướng dẫn các chủ đầu tư, các ngành, đơn vị, địa phương có cơ sở triển khai thực hiện, tránh tình trạng văn bản trung ương ban hành hướng dẫn thực hiện các chủ đầu tư, các ngành, đơn vị, địa phương vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện. Việc thể chế văn bản QLNN cần thực hiện theo hướng sau:
Thứ nhất, Khắc phục các khiếm khuyết trong hệ thống văn bản pháp lí quản lý ĐTXD hiện hành thường gây tác động tiêu cực đến kết quả, hiệu quả hoạt động
hoạt động ĐTXD sử dụng NSNN ở Việt Nam hướng vào các vấn đề thường gây trở ngại, sai lầm trong quản lý ĐTXD như duyệt CTĐT, chọn địa điểm đầu tư, lựa chọn công nghệ...; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác GS, ĐG dự án ĐTXD sử dụng Vốn NSNN; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ QLDA hiện đại và thiết lập hệ thống thông tin đáp ứng công tác kiểm soát, GS, ĐG dự án ĐTXD sử dụng NSNN.
Thứ hai, phân công phân cấp định rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ
làm việc giữa các cơ quan trong tỉnh trong quá trình quản lý dự án đầu tư. Theo đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực GTVT theo hướng phân cấp và uỷ quyền mạnh hơn nữa; tăng cường chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các cấp các ngành trong quản lý vốn đầu tư XDCB; Động viên thêm nguồn lực cho đầu tư, nhất là các nguồn lực trong dân cư. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và toàn thể quần chúng tham gia vào quản lý đầu tư; Chống tư tưởng ỷ lại của cấp dưới, trông chờ vào cấp trên, hạn chế việc cố chạy bằng được dự án nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chúng.
Thứ ba, tăng cường phân cấp, uỷ quyền đi liền với tăng năng lực và trách
nhiệm của các cấp và các ngành được uỷ quyền. Để việc phân cấp, uỷ quyền đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát vốn trong quá trình quản lý của cấp được uỷ quyền thì đi đôi với phân cấp, uỷ quyền phải tăng cường tập huấn chế độ chính sách liên quan đến quản lý đầu tư XDCB để nâng cao năng lực quản lý của cấp quyết định đầu tư, cơ quan thẩm định dự án và các đơn vị chủ đầu tư cấp huyện, xã nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
Bên cạnh đó, đi đôi với phân cấp, uỷ quyền phải tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành được phân cấp, uỷ quyền và có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Để nâng cao trách nhiệm cá nhân và tổ chức trong quản lý đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT, phải có chế tài quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân phê duyệt dự án kém hiệu quả, làm thất thoát vốn của Nhà nước và xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm đó.
Thứ tư, Tăng cường phân cấp, uỷ quyền gắn liền với tăng cường công tác
kiểm tra thanh tra trong đầu tư XDCB.
Thực tế hiện nay năng lực và ý thức trách nhiệm trong quản lý dự án đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT còn chưa cao. Do đó, khi tăng cường phân cấp, uỷ quyền phê duyệt dự án và phân bổ vốn đầu tu cho các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm xảy ra trong quản lý dự án đầu tư XDCB. Công tác thanh tra tài chính là một trong những chức năng quan trọng của công tác thanh tra, nhất là trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Việc tăng cường công tác kiểm toán và thanh tra tài chính đối với các cấp quản lý, quyết định đầu tư, các chủ đầu tư, các chương trình dự án là hết sức cần thiết, giữ vững kỷ cương trong lĩnh vực tài chính đầu tư, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có công trình dự án phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Thứ năm, tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính liên quan đến việc
quản lý DAĐTXDCB: các đơn vị thực hiện dự án đầu tư thường phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, công việc này mất rất nhiều thời gian, trình tự thủ tục của nó phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước. Theo quy trình từ lúc duyệt hồ sơ dự án đến lúc triển khai công tác đấu thầu, rồi đến thi công phải qua nhiều bước nên thời gian kéo dài và làm tăng chi phí đầu tư. Khi các hạng mục công trình hoàn thành, việc nghiệm thu đưa vào sử dụng phải trải qua nhiều cơ quan kiểm tra như: Sở Xây dựng, Cục Giám định chất lượng… Hồ sơ thanh toán cho các nhà thầu cũng phải làm nhiều giấy tờ, biểu mẫu do Bộ Xây dựng, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
3.3.3. Tăng cường hiệu quả công tác lập, giao và quản lý quy hoạch, kế hoạchđầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân