Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 97)

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định: “Đảng bộ

và Nhân dân trong tỉnh luôn đoàn kết, thống nhất cao. Định hướng phát triển được xác định khá rõ nét; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; công nghiệp từng bước khẳng định vai trò là ngành kinh tế trọng điểm; kết cấu hạ tầng KT - XH ngày càng đồng bộ, hiện đại hơn; chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, thông thoáng; một số dự án mang tính động lực đang được triển khai tích cực sẽ tạo nền tảng, động lực cho tỉnh nhà tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới”

Phương hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2021 - 2025 được xác định là: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, chú trọng đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển KT - XH; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; coi trọng phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của Nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc; chủ động hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Về mục tiêu tổng quát về sự phát triển đến năm 2030: Phấn đấu xây dựng

vực dịch vụ, du lịch, đặc biệt là du lịch biển, nghỉ dưỡng, du lịch hang động, mạo hiểm; các ngành công nghiệp điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo có lợi thế, thân thiện với môi trường; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng chất lượng, giá trị, bền vững. Khai thác tối ưu và hợp lý các di sản văn hóa, thiên nhiên, Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, văn minh, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển KT - XH tỉnh Quảng Bình

Về kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân

đạt 8 - 8,5%/năm; Đến năm 2025, cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 17,5%; Công nghiệp - xây dựng: 33,5%; Dịch vụ: 49%; Đến năm 2025, thu NSNN trên địa bàn đạt 9.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 70 - 75 triệu đồng; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 135.000 tỷ đồng;

Về xã hội: Tạo việc làm hàng năm cho 1,8 - 1,9 vạn lao động; số hộ nghèo giảm bình quân 1.000 hộ/năm; đến năm 2025, toàn tỉnh giảm 1/2 số hộ nghèo so với cuối năm 2020 (tương đương giảm 5.000 hộ);

Đến năm 2025: 92,5% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 11 bác sỹ trên 01 vạn dân và 38 giường bệnh trên 01 vạn dân; 92% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 70% trường mầm non, 100% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 70% lao động qua đào tạo, trong đó: Lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; 87% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (112 xã); 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (39 xã); 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (13 xã).

Về môi trường: Đến năm 2025: 98% dân số thành thị sử dụng nước sạch,

97% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt 85%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%;

Về xây dựng Đảng: Hàng năm, có 99% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm

vụ trở lên, trong đó, 20% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có 99% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên; tỷ lệ kết nạp đảng viên đạt 3% so với tổng số đảng viên hiện có.

Để thực hiện các mục tiêu đó, tỉnh Quảng Bình xác định 04 khâu đột phá gồm: Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại; Đẩy mạnh CCHC, nhất là cải cách TTHC và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w