Đầu tư xây dựngcơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 68 - 76)

ngân sách cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT. Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cô gắng nhằm bố trị nguồn vốn đầu tư XDCB cho lĩnh vực GTVT, xem đây là một trong những giải pháp đột phá cho sự tăng trưởng của kinh tế và phát triển xã hội.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình (2016 - 2020)

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình, 2021)

Với nhận thức về vai trò và vị trí quan trọng của ngành GTVT trong phát triển KT - XH của tỉnh nhà, Sở GTVT đã chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, linh hoạt trong công tác chỉ đạo thực hiện các mục tiêu kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với NSTW, nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh đã góp phần quan trọng trong XDCB nói chung, trong lĩnh vực GTVT nói riêng. Trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách cấp tỉnh đầu tư cho XDCB có xu hướng

giảm dần: năm 2016, ngân sách cấp tỉnh đầu tư cho XDCB trong lĩnh vực GTVT chiếm 7.07%; đến năm 2020 còn chiếm 6,52%.

Về công tác lập kế hoạch, tham mưu đề xuất đầu tư: Xác định tầm quan

trọng của công tác quy hoạch đối với sự phát triển của ngành, trên cơ sở các Chiến lược và Quy hoạch phát triển GTVT toàn quốc đến năm 2020, Quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020. Đến hết năm 2016, ngành GTVT Quảng Bình đã hoàn thành tất cả các quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành, là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển GTVT của tỉnh đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo.

Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT bảo đảm phù hợp với định hướng của Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế, Sở GTVT đã tập trung rà soát hiện trạng mạng lưới kết cấu HTGT của tỉnh, đánh giá đúng tình hình, xu thế phát triển gắn liền với quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh và các ngành liên quan để xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển GTVT hàng năm sát đúng với thực tế.

Trong 5 năm thực hiện, việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng luôn được Sở GTVT xác định là khâu đột phá, nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cơ bản thúc đẩy KT - XH phát triển; nhận được sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị; kế hoạch triển khai với nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đã và đang ngày càng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, phát huy hiệu quả.

Quá trình triển khai, Sở GTVT đã tăng cường công tác QLNN trong đầu tư xây dựng; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đối với hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư theo hướng kết nối khá đồng bộ, hiệu quả với các địa phương trong vùng, nhiều dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và tăng cường liên kết vùng, tạo đòn bẩy cho phát triển KT - XH.

Đối với giao thông đường bộ: Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh đầu tư xây

- Hoàn thành các dự án quan trọng như: các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình; cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 565; cầu Nhật Lệ 2; Đường Mai Thuỷ - An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ [68].

- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện đầu tư để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (bao gồm: tuyến chính dài 3,7km; tuyến kết nối 1 dài 2,8km; tuyến kết nối 2 dài 2,9km; tuyến kết nối 3 dài 4,4km; tuyến kết nối 4 dài 7,3km và 04 tuyến đường nội thành kết nối với các trục đường của dự án dài 3,9km) [68].

- Các tuyến đường nội thị đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện phát triển đô thị, như: Đường Hữu Nghị, Tố Hữu, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng, Phan Bội Châu, Đồng Hải, F325.

- Lắp đặt các cụm đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại các vị trí giao cắt trên địa bàn các thị trấn, thị xã, thành phố để hướng dẫn, phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Sửa chữa định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến Quốc lộ: 9B, 12A, 15 và các tuyến Đường tỉnh trên địa bàn đảm bảo giao thông êm thuận trong điều kiện chưa có nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp.

- Phối hợp với các cơ quan của Bộ GTVT để thực hiện dự án Xây dựng cầu dân sinh và Quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP) với quy mô bao gồm: 11 tuyến đường/55km và 22 cầu dân sinh/1.723md; bảo dưỡng thường xuyên cho 3.086km đường huyện từ nguồn vốn đối ứng của dự án [68].

- Đề xuất bổ sung vào các dự án đang thực hiện để đầu tư xây dựng, nâng cấp các cầu, cống có hoạt tải dưới 30 tấn để đảm bảo khai thác đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ trên các tuyến Đường tỉnh như: cầu Đức Nghĩa trên Đường tỉnh 570B, cầu Mỹ Cương trên Đường tỉnh 567B.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ GTVT đầu tư hoàn thành các cầu: Quai Vạc và Cầu Sôông trên Quốc lộ 12A, cầu Quảng Hóa trên Quốc lộ 15; 08 cầu treo dân sinh thuộc Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo ATGT trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; 02 cầu

treo thuộc chương trình “Nhịp cầu yêu thương”.

- Báo cáo và được Bộ GTVT tải nâng cấp quản lý các tuyến đường tỉnh thành các Quốc lộ 9C và 9E, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư nâng cấp các trục đường ngang kết nối Đông - Tây của tỉnh, tạo điều kiện thông thương với nước bạn Lào, mở ra triển vọng mới cho phát triển KT - XH của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Báo cáo tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, nâng cấp quản lý một số tuyến đường tỉnh trên địa bàn như: 564, 564B, 565, 569 [68].

- Sở GTVT đã hoàn thành thủ tục Chuẩn bị đầu tư và đang làm việc với các bộ, ngành Trung ương để đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường quan trọng của tỉnh như: Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Quảng Bình; Xây dựng, nâng cấp Quốc lộ 9B đoạn Quán Hàu - Vĩnh Tuy và Ngã ba Vạn Ninh - Ngã ba Tăng Ký; Xây dựng Quốc lộ 12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn; Đường ven biển tỉnh Quảng Bình; Đường phía Đông dọc bờ sông Lệ Kỳ kết hợp đê chống lũ cho phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới.

- Đề xuất các danh mục dự án dự kiến để thực hiện trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đề xuất các danh mục công trình phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh đã được phê duyệt để triển khai thực hiện khi có điều kiện về nguồn vốn như: Cải tạo, nâng cấp đoạn Khe Ve - Cha Lo, Quốc lộ 12A; Cầu và đường nối Quốc lộ 12A tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch với đường Hồ Chí Minh tại xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch; Cầu Nhật Lệ 3, thành phố Đồng Hới; Đường Nam Lý - Trung Trương, bao gồm cầu vượt đường sắt (đoạn từ đường Hà Văn Quan đến Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Đồng Hới); Đường tỉnh 560 (đoạn Ba Trại - Thọ Lộc); Xây dựng nâng cấp đường Phan Huy Chú (đường nối đường Lê Thành Đồng với đường Lộc Ninh - Quang Phú) [67].

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Quảng Bình (2016 – 2020)

TT Hạng mục Kết quả đạt được

1 Số km đường bộ được xây dựng mới và 1.989km được nâng cấp

2 Số cầu mới được xây dựng 78 cầu/ 3.976md.

3 Số cống mới được xây dựng 2.663 cống/15.584md

4 Số tràn mới được xây dựng 16 tràn/559md.

(Nguồn: Sở GTVT Quảng Bình)

Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhiều dự án có ý nghĩa chiến lược tạo đà cho việc phát triển KT - XH của tỉnh Quảng Bình là: các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và cầu Nhật Lệ 2: Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 1 do Sở GTVT làm chủ đầu tư, sau gần 20 tháng thi công, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, vượt tiến độ 4 tháng. Đối với dự án cầu Nhật Lệ 2, đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh; tạo điều kiện mở rộng thành phố Đồng Hới về phía Đông, sử dụng có hiệu quả vùng cát trống ven biển trong điều kiện các xã, phường khác trên địa bàn thành phố Đồng Hới không còn quỹ đất, phù hợp với chủ trương hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trong những năm 2016 - 2020, ngành GTVT đã triển khai thực hiện hoàn thành nhiều công trình giao thông có quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao do các kỹ sư, công nhân Việt Nam đảm nhiệm, khẳng định bước tiến bộ vượt bậc về trình độ khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân ngành GTVT tỉnh nhà. Đã quán triệt và áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước để khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình giao thông phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và các trang thiết bị máy móc của ngành cũng như các công nghệ xây dựng tiên tiến của khu vực và thế giới. Triển khai ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại phục vụ công tác điều tra, khảo sát.

Thông qua việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ xây dựng cầu treo và cầu dây văng nhịp lớn có kết cấu và công nghệ xây dựng hiện đại, ngành GTVT Quảng Bình đã làm chủ và áp dụng thành công công nghệ xây cầu dây văng nhịp lớn do các đơn vị trong nước tự thiết kế, thi công như cầu Nhật Lệ 2. Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng đảm bảo chất lượng các tuyến đường bộ cấp cao và các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn. Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như biển báo phản quang, thiết bị chống chói trên đường bộ, gờ giảm tốc, hộ lan cáp, sơn vạch đường, cảnh báo đường ngang trên các tuyến đường sắt... nhằm tăng an toàn, giảm thiểu tai nạn.

Như vậy, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 9.377km đường bộ. Hệ thống Quốc lộ có 905km, gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 15 và đường Hồ Chí Minh (gồm 2 nhánh Đông và Tây) chạy dọc theo suốt chiều dài của tỉnh; Quốc lộ 9B và Quốc lộ 12A nối Quốc lộ 1 - đường Hồ Chí Minh với Biên giới Việt - Lào qua các cửa khẩu Chút Mút và cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; Quốc lộ 9C và Quốc lộ 9E nối Quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh. Hệ thống đường tỉnh gồm 21 tuyến với chiều dài 371km, phần lớn là các trục đường ngang Đông - Tây nối Quốc lộ 1A - đường Hồ Chí Minh với Biên giới Việt - Lào. Số lượng còn lại là đường đô thị (490km), đường huyện (763km), đường xã (2.114km), đường thôn, xóm và nội đồng (khoảng 4.680km), đường chuyên dùng (54km). Hiện nay, 100% số xã đã có đường ô tô về đến trung tâm xã; đã có 95/128 xã tương đương 74% số xã đạt Tiêu chí 2 về giao thông trong phong trào xây dựng nông thôn mới [68].

Về đường biển, đường thủy nội địa: Tính đến tháng 12/2020, tỉnh Quảng

Bình có bờ biển dài 126km, hệ thống cảng biển gồm có: Cảng Gianh tiếp nhận tàu đến 1.000DWT; cảng Hòn La tiếp nhận cỡ tàu đến 15.000 DWT, hiện đang xây dựng giai đoạn 2 để tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT; có các tuyến vận tải biển Quốc tế và nội địa.

Quảng Bình có 5 hệ thống sông chính với tổng chiều dài 230km (gồm 121km đường thủy nội địa quốc gia và 109km đường thủy nội địa địa phương), phân bố

tương đối đều trên địa bàn tỉnh, bao gồm: sông Gianh, sông Roòn, sông Dinh, sông Nhật Lệ và sông Kiến Giang. Các sông phần lớn chảy từ Tây sang Đông và có độ dốc tương đối lớn; hiện nay, các cửa sông bị bồi lấp, tuyến luồng cạn.

Sở GTVT Quảng Bình cũng đã tham mưu UBND tỉnh đầu tư một số hạng mục: - Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam để đầu tư nâng cấp, nạo vét khơi thông luồng lạch luồng hàng hải cảng Hòn La đảm bảo chuẩn tắc.

- Tham mưu UBND tỉnh trong việc phối hợp với các Nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Hòn La (giai đoạn 2).

- Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để đầu tư nâng cấp, nạo vét khơi thông luồng lạch các tuyến đường sông quan trọng như: sông Son, sông Gianh, sông Ròon…để đảm bảo vận tải, an toàn cho tàu thuyền đi lại.

- Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các nhà đầu tư trong việc thực hiện xã hội hóa nạo vét các cửa sông Gianh, sông Nhật Lệ, tận thu từ nguồn cát nhiễm mặn để bù chi phí nạo vét trong điều kiện ngân sách khó khăn.

- Hoàn thành việc Chuẩn bị đầu tư dự án Nâng cấp tuyến Sông Gianh đoạn từ cảng Gianh đến Tiến Hóa (giai đoạn 2), tỉnh Quảng Bình để trình Bộ GTVT phê duyệt và triển khai thực hiện khi có điều kiện về nguồn vốn.

Về giao thông đường sắt: trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có tuyến đường sắt

Bắc - Nam chạy dọc, đi qua hầu hết các huyện, thành phố thuộc tỉnh với chiều dài 174,5km; có 19 ga, trong đó có 2 ga chính là ga Đồng Hới và ga Đồng Lê.

Ngành GTVT Quảng Bình đã phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để khai thác có hiệu quả tuyến Đường sắt Bắc - Nam hiện có; xây dựng lộ trình xóa các lối đi tự mở tại các vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt. Phối hợp với các cơ quan của Bộ GTVT trong việc nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ - Thà Khẹc - Viêng Chăn.

Về đường hàng không: Cảng Hàng không Đồng Hới được đưa vào khai thác

đang khai thác 3 tuyến bay nội địa: Đồng Hới - Hà Nội; Đồng Hới - TP. Hồ Chí Minh; Đồng Hới - Cát Bi và ngược lại; 01 đường bay quốc tế Đồng Hới - Chiêng Mai (Thái Lan) [68].

Sở GTVT Quảng Bình đã tích cực phối hợp với các sở, ngành địa phương tham mưu UBND tỉnh xúc tiến mở thêm các đường bay mới, bao gồm cả đường bay quốc tế và nội địa: Đồng Hới - Chiang Mai (Thái Lan) từ ngày 11/8/2017 và Đồng Hới - Cát Bi (Hải Phòng) từ ngày 29/4/2017. Đã tham mưu Lãnh đạo tỉnh làm việc với tỉnh Lâm Đồng để xúc tiến mở đường bay nội địa Đồng Hới - Liên Khương (Đà Lạt).

Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh làm việc với các Hãng hàng không VietJet Air, Jetstar và Bamboo Airways để tăng thêm các chuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo điều kiện cho khách du lịch đến tham quan và thu hút các nhà đầu tư đến Quảng Bình.

Tham mưu UBND tỉnh làm việc với Bộ GTVT và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để đầu tư mở rộng, nâng cấp CHK Đồng Hới theo quy hoạch chi tiết được duyệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT tỉnh Quảng Bình vẫn còn những bất cập, hạn chế: HTGT vẫn chưa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w