Tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựngcơ bản trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 38 - 41)

vận tải bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh

Tổ chức việc thực hiện dự án đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh là quá trình xác định những nhiệm vụ, thiết lập những mối liên hệ quyền lực, sự hợp tác và trao đổi thông tin để thực thi nhiệm vụ trong công tác quản lý đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh. Yêu cầu quá trình QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh được thực hiện tuần tự qua các bước từ lập dự án; thẩm định và phê duyệt dự án; quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu; thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB [29, tr.36].

-Lập dự án:

Công tác lập dự án được các cấp có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ về phạm vi, quy mô của từng dự án theo đúng mục tiêu của từng lĩnh vực và phù hợp với quy hoạch được duyệt. Các dự án được lập phải nêu rõ nguồn vốn thực hiện dự án. Ở cấp Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổng hợp danh mục cho phép lập dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các danh mục dự án theo đề xuất từ các địa phương, các chủ đầu tư sau đó xin ý kiến tham gia của các Bộ chuyên ngành: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ GTVT… về sự cần thiết lập dự án, quy mô, tổng mức, nguồn vốn và sự phù hợp với quy hoạch của dự án. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính Phủ. Sau khi cân đối được tổng nguốn vốn sẽ đầu tư trong năm kế hoạch tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc Hội xin ý kiến trong kỳ hợp gần nhất. Sau khi có ý kiến phê chuẩn của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

thông báo về các địa phương thông qua HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định đầu tư cho phép lập dự án [24].

Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư

Đầu tư XDCB có đặc điểm nổi bật là thời gian dài, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. Để giảm thiểu khả năng rủi ro, các nhà đầu tư thường đầu tư theo dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định [24].

Đầu tư theo dự án là phương pháp đầu tư khôn ngoan nhất. Dự án được hiểu như là sự luận chứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho chủ đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết. Những nội dung chủ yếu của một dự án đầu tư thường bao gồm: xác định sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư; chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất); các phương án địa điểm cụ thể phải phù hợp với quy hoạch xây dựng; phương án giải phóng mặt bằng (GPMB) và bố trí tái định cư (nếu có); phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ; phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của phương án đề nghị lựa chọn; giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường; phương án về vốn, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; hình thức quản lý thực hiện dự án; xác định chủ đầu tư; mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.

Dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, dựa vào tính chất của ngành cần đầu tư và số vốn đầu tư của một dự án, các dự án được chia thành các nhóm A, B, C; dựa vào mục tiêu đầu tư, có dự án đầu tư mới và dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng; dựa vào tính chất đầu tư của dự án, có dự án đầu tư có xây dựng và dự án đầu tư không có xây dựng [24].

Thẩm định dự án đầu tư là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảm bảo của một dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát triển phải được thẩm định. Nội dung thẩm định dự

án đầu tư tùy theo từng loại dự án, đó là các điều kiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư; đảm bảo an toàn về tài nguyên, môi trường; các vấn đề xã hội của dự án… Sau khi thẩm định dự án đầu tư, nếu dự án đạt được những yêu cầu cơ bản về nội dung thẩm định và có tính khả thi cao thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

Quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu

Việc phân cấp về quản lý hoạt động đấu thầu được thực hiện như đối với việc tổ chức thẩm định dự án. Cấp nào phê duyệt dự án thì cấp đó thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án [57].

Thanh toán vốn đầu tư

Thanh toán vốn đầu tư là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu. Thanh toán vốn đầu tư có thể được thành toán theo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi công chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền; có thể được thanh toán theo giai đoạn quy ước hay điểm dừng kỹ thuật hợp lý; có thể được thanh toán theo khối lượng XDCB hoàn thành hay thanh toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành [29, tr.39]. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng giai đoạn, khả năng về vốn của chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề là phải kết hợp được hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu. Với nguyên tắc chung là kỳ hạn thanh toán càng ngắn mà đảm bảo có khối lượng hoàn thành nghiệm thu thì càng có lợi cho cả 2 bên, vừa đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công vừa đảm bảo thúc đẩy tiến độ thi công công trình.

Quyết toán vốn đầu tư

Quyết toán vốn đầu tư hay quyết toán dự án hoàn thành của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu chi để làm rõ tình hình thực hiện dự án. Thực chất quyết toán vốn đầu tư của một dự án, công trình, hạng mục công trình là xác định giá trị của dự án, công trình, hạng mục công trình đó hay là xác định vốn đầu tư

thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án, công trình, hạng mục công trình vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của nhà nước có liên quan [29, tr.41].

Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB

Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý vốn đầu tư. Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy; đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý vốn để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương, quyết định đầu tư để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w