các xã đặc biệt khó khăn giảm 4,6%/năm; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,81%/năm. Dự ước tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2020 giảm xuống dưới 4% [75].
2.2. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh tại tỉnh QuảngBình Bình
Giai đoạn 2016 - 2020, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn chế, Chính phủ thực hiện cắt giảm đầu tư công, huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự tham gia tích cực của Mặt trận, các đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân nên việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản bảo đảm yêu cầu. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 93.000 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư đa dạng, gồm: Nguồn vốn của Trung ương, nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ NSĐP, nguồn vốn từ doanh nghiệp và của người dân,... Đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh, chiếm 77,3%; khu vực nhà nước chiếm 21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,5%. Vốn đầu tư công được sử dụng ngày càng hiệu quả, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vào các công trình quan trọng, thiết yếu, trong đó, đã đặc biệt quan tâm đến các dự án hạ tầng lớn có khả năng tạo bước đột phá để phát triển KT - XH, như: Sân bay, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, các dự án giao thông chiến lược, cấp nước, cấp điện, bưu chính, viễn thông,...
Bảng 2.2. Vốn đầu tư theo phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (2016 - 2020) ĐVT: Tỷ đồng Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020 Trung ương 868,4 1.021,9 1.134,3 1.537,6 1.411,7 Địa phương 14.442,2 15.829,1 17,430,3 18.912,5 19.113,4 Tổng cộng 15.310,6 16.851,0 18.564,6 20.450,1 20.545,1
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2021)
Với việc xác định xây dựng hạ tầng là một trong những khâu đột phá đối với sự phát triển, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí ngân sách cấp tỉnh nhằm đầu tư cho XDCB. Tỷ lệ vốn ngân sách cấp tỉnh chiếm trên 90% tổng số vốn đầu tư. Trong đó, tỷ lệ vốn đầu tư cho XDCB luôn chiếm tỷ trọng trên 71%.
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (2016 - 2020) ĐVT: % TT Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020 1 Theo cấp quản lý Trung ương 5,67 6,06 6,11 7,52 7,59 Địa phương 94,33 93,94 93,89 92,48 92.41
2 Theo khoản mục đầu tư
Vốn đầu tư XDCB 71,33 71,22 73,07 76,08 76,11
Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ 12,54 18,61 16,03 11,40 12,03 không qua XDCB
Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp 7,74 7,27 8,03 8,14 8,19 TSCĐ
Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu 6,90 2,56 1,87 3,72 3,44 động Vốn đầu tư khác 1,49 0,34 1,00 0,66 0.23 3 Theo nguồn vốn 3.1 Vốn khu vực nhà nước 22,28 24,58 21,12 20,04 19,36 Vốn NSNN 15,90 15,54 14,72 13,69 13,21 Vốn vay 5,27 5,12 3,23 3,61 3,45 Vốn tự có của DNNN 0,41 0,17 0,78 1,08 1,16 Vốn huy động khác 0,70 3,75 2,39 1,66 1,54
3.2 Vốn khu vực ngoài Nhà nước 76,08 74,90 77,32 78,40 79,13
Vốn của tổ chức doanh nghiệp 34,12 34,77 32,35 32,36 32,37
Vốn của dân cư 41,96 40,13 44,97 46,04 46,76
3.3 Vốn khu vực đầu tư trực tiếp 1,64 0,52 1,56 1,56 1,51
của nước ngoài
TỔNG SỐ 100 100 100 100 100