cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh
Đây là công việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm nhằm sớm phát hiện những sai phạm để xử lý, ngăn ngừa thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Qua thanh tra, kiểm tra đã kiểm điểm rút kinh nghiệm và có hình thức xử lý đối với những đơn vị, cá nhân có liên quan. Do vậy, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT, cụ thể:
- Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra cần kết hợp chặt chẽ với giám định đầu tư,
tiến hành từ khâu xem xét lại quyết định đầu tư có phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư không, khâu thực hiện và khai thác dự án có đúng trình tự, thủ tục theo luật định không. Từ đó nêu ra kết luận và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý nếu khâu nào đó của dự án vi phạm pháp luật.
- Thứ hai, thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh có sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh; Tăng cường giám sát cộng đồng. Đồng thời phát hiện những sơ hở trong các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB bằng vốn NSNN để có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, phục vụ công tác quản lý đầu tư XDCB có hiệu quả, ngăn ngừa thất thoát lãng phí.
- Thứ ba, kiểm toán nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần
tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận thanh toán khối lượng thiếu trung thực, không đúng quy định. Việc thanh toán vốn đầu tư phải được tiến hành theo đúng quy trình và phương thức thanh toán theo tiến độ thực hiện.
- Thứ tư, UBND tỉnh Quảng Bình cần quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp
xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; đánh giá chất lượng quản lý, thực hiện dự án, ngăn và phát hiện kịp thời những sai phạm; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh với các tổ chức, cá nhân sai phạm. Kiên quyết thay thế các cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà trong thực thi nhiệm vụ được giao. Phân công giám sát hoạt động xây dựng của các cấp, các ngành trên đại bàn. Cần quy định chặt chẽ, rõ ràng giữa giám sát Nhà nước trong hoạt động xây dựng với nhiệm vụ giám sát của chủ đầu tư, của cơ quan tư vấn.
Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có biện pháp ngăn chặn, đề xuất xử lý hoặc xử lý theo thẩm các vi phạm trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân các cấp cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát thường xuyên công tác đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan báo chí để sớm phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm trong đầu tư XDCB, có ý kiến chất vấn và đưa ra thảo luận, đánh giá tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.