Tình hình phát triểnkinh tế trang trại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 44)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

1.2.1. Tình hình phát triểnkinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

KTTT Việt Nam tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn của đất nước, KTTT phát triển theo các định hướng của Đảng và Nhà nước. KTTT có các bước phát triển vượt bậc và tăng mạnh qua các năm, tuy nhiên để phù hợp với kinh tế thị trường, Nhà nước đã điều chỉnh về tiêu chí của TT, số lượng TT biến động giảm mạnh như sau: theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003, Thông tư sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định KTTT năm 2010 cả nước có 145.880 TT với diện tích đất sử dụng khoảng 8.074 ha, theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT năm 2011 giảm còn 20.065 TT tương đương giảm 86% so với tổng số lượng TT năm 2010, trong đó (TT trồng trọt chiếm 43%; TT chăn nuôi chiếm 30,9%; TT thủy sản chiếm 22,1%; TT tổng hợp chiếm 3,7% và TT lâm nghiệp chiếm 0,3%); cho đến 2014 thì toàn quốc có tổng số là 29.498 TT giảm gần 80% so với năm 2010, nhưng tăng 47% so với năm 2011 [Báo cáo số 1540, 2019]. Năm 2019 TT sử dụng tổng diện tích đất là 131.137 ha, so với diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trong cả nước chiếm 0,6% (cả nước 22.913.000 ha), trong đó: TT trồng trọt 8.798 TT chiếm 29,83%, TT chăn nuôi 10.974 TT chiếm 37,20%, TT lâm nghiệp 430 TT chiếm 1,46%, TT thủy sản 5.268 TT chiếm

17,86%, TT tổng hợp 4.028 TT chiếm 13,66% [Báo cáo số 1540, 2019]. Như vậy sự

phân bổ các TT khá đa dạng nhưng tập trung nhiều nhất ở 4 loại hình là TT chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và tổng hợp. Chính sự đa dạng của các loại hình KTTT trên đây cũng đang đặt ra yêu cầu phải xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù và phù hợp với từng loại hình SXKD của các TT ở mỗi lĩnh vực cụ thể.

Việc cấp giấy chứng nhận (GCN) cho KTTT đạt tiêu chí TT đã triển khai nhưng còn rất chậm ở nhiều địa phương, đã gây không ít khó khăn và thiệt thòi cho các chủ TT trong việc huy động nguồn lực, mở rộng quy mô sản xuất.

Sau khi có Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT về quy định tiêu chí và thủ tục cấp GCN KTTT thì số lượng TT được cấp GCN đến nay đạt 6.274/29.498 TT (chiếm 21,27%). Sở dĩ hiện nay các địa phương không cấp được GCN cho các TT đạt tiêu chí, một mặt các chủ TT không mặn mà trong việc làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận vì

giá trị của giấy chứng nhận không đủ cơ sở để vay được vốn của ngân hàng. Mặt thứ hai là tiêu chí quy định trong Thông tư 27 chưa phù hợp với các địa phương và các vùng miền đó là tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, tiêu chí về diện tích đối với các TT sản xuất rau, hoa, nấm ... sau Bộ NN&PTNT sửa đổi tiêu chí KTTT theo thông tư số 02/2020/TT-BNN&PTNT

* Đất đai dành cho phát triển kinh tế trang trại

Diện tích đất đai ở khu vực Nam bộ nơi sản xuất hàng hóa tập trung đã phát triển khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước, tuy nhiên diện tích TT vẫn phổ biến dao động từ 1-10 ha (86%), TT có qui mô diện tích lớn hơn 31 ha chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,34%), [Báo cáo số 1540, 2019].

Theo số liệu báo cáo năm 2014 của 51/63 tỉnh thành cả nước có tổng diện tích đất đang sử dụng cho KTTT là 131.137 ha, so với diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trong cả nước chiếm 0,6% (cả nước 22.913.000 ha), [Báo cáo số 1540, 2019].

Diện tích đất đai dùng cho TT trồng trọt là 89.430 ha, bình quân 10,2 ha/TT;chăn nuôi 16.777 ha, bình quân 1,5 ha/TT; tổng hợp 12.636 ha, bình quân 3,1 ha/TT; lâm nghiệp 6.739 ha, bình quân 15,7 ha/TT; thủy sản 6.442 ha, bình quân 1,2 ha/TT. [Báo cáo số 1540, 2019].

Nguồn gốc đất đai của các loại hình TT chủ yếu là diện tích của gia đình được cấp và khai hoang còn diện tích đất thuê và chuyển đổi là không đáng kể. Đặc điểm đất đai của các loại hình TT manh mún, quy mô nhỏ lẻ, không tập trung. Do vậy trong thời gian tới Nhà nước cần phải có chính sách đất đai phù hợp tạo điều kiện để các nông hộ hoặc TT tích tụ đất đai, mở rộng thêm qui mô sản xuất. Các chính sách này cần ổn định lâu dài giúp cho hộ nông dân và TT yên tâm đầu tư và cải tạo đất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

* Vốn và tiếp cận vốn trong phát triển kinh tế trang trại

Hiện nay nguồn vốn để SXKD của các chủ TT chủ yếu là vốn tự có và vốn vay. Một số địa phương đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho chủ TT, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp. Thực tế việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với TT vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách cho vay tín chấp quy định trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ít có tác dụng do các ngân hàng vẫn e ngại mức độ rủi ro cao của SXNN. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã có kế hoạch sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới Chính phủ cần có chính sách nâng mức vay tín dụng tín chấp và bổ sung chính sách bảo lãnh tín dụng trong trường hợp sản xuất gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh đối với các TT thuộc lĩnh vực trồng trọt, còn lĩnh vực chăn nuôi đã có quy định trong Quyết định

719/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Qua báo cáo cho thấy số vốn đầu tư bình quân của các loại hình TT, ta thấy đầu tư vốn lớn nhất loại hình TT thủy sản ở Bắc trung bộ và DHMT là 15,25 tỷ đồng/TT, đầu tư vốn lớn thứ 2 loại hình TT tổng hợp ở Trung du và MNPB là 12,4 tỷ đồng/TT, vốn đầu tư thấp nhất loại hình TT tổng hợp ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 54 triệu đồng/TT, [Báo cáo số 1540, 2019].

* Lao động và trình độ lao động

Nguồn gốc xuất thân của chủ TT chủ yếu là thành phần nông dân, hình thành TT xuất phát từ kinh tế hộ SXNN tại địa phương, một số chủ TT xuất thân từ các thành phần kinh tế khác như công nhân, doanh nhân, kỹ sư… là những người có điều kiện về vốn, kiến thức phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đồng thời tích cực tham gia thành viên hợp tác xã nông nghiệp, điển hình như các chủ TT trồng chè, cây ăn quả... Đặc trưng của các chủ TT là những người có ý chí vươn lên làm giàu, cần cù chịu khó lao động, nỗ lực, tích cực nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm sản xuất thực tế, có hiểu biết nhất định về thị trường.

- Theo báo cáo của các tỉnh, cơ cấu lao động của TT trong cả nước như sau: + Lao động là chủ hộ trực tiếp tham gia sản xuất chiếm 43,32%.

+ Lao động làm việc thường xuyên bình quân 6-11 người/TT. + Lao động làm việc có tính chất thời vụ bình quân từ 5-6 người/TT. - Trình độ lao động:

+ Lao động chưa qua đào tạo: 57%

+ Lao động đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ: 6% + Lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp: 24%

+ Lao động có trình độ cao đẳng, đại học: 13%

+ Thu nhập bình quân của các TT đạt 2,5-5 triệu/tháng.

- Lực lượng lao động là chủ hộ trực tiếp tham gia lao động trong TT chiếm 43,32% là những người trong gia đình có chung huyết thống như: Cha mẹ, vợ chồng, anh em .... Lực lượng lao động trong TT được phân công, tổ chức một cách gọn nhẹ, linh hoạt đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu SXKD, TT gia đình còn phải thuê mướn lao động bên ngoài nhất là vào thời vụ gieo trồng, thu hoạch. Quy mô thuê mướn lao động trong TT tùy thuộc vào quy mô SXKD của TT. Trong TT có hai hình thức thuê lao động chủ yếu đó là: Thuê lao động thường xuyên và thuê lao động thời vụ.

- Hiện nay, việc đào tạo nghề cho lao động của TT vẫn bị bỏ trống. Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg thì đối tượng được đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua chủ yếu là các đối tượng người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật và người dân tộc thiểu số, do vậy TT chưa được đào tạo theo chương trình này. Bên cạnh đó Nghị định 210/2013/NĐ-CP chỉ quy định về đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp (Khoản 1, Điều 9). Vì vậy các lao động của TT (kể cả lao động thường xuyên) không tiếp cận được các chính sách này.

Nhìn chung trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá và ổn định khoảng trên 6%/năm, đời sống của nhân dân, nhất là nông dân được cải thiện, trong đó KTTT có đóng góp đáng kể. Những chủ TT thành lập TT trên chính những mảnh đất quê hương của bản thân mình, góp phần to lớn cho địa phương ngày càng phát triển. Quá trình phát triển KTTT, các chủ TT học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau giúp nhau vượt qua khó khăn

Phát triển KTTT đang là một trong những hướng đi tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân ở khu vực nông thôn. TT đã sử dụng hiệu quả (đất đai, lao động, máy móc thiết bị) vượt trội so với kinh tế hộ.

Phát triển KTTT đã mang đến những thành tựu đóng góp trong chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới từ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý…Thu hút, tạo việc làm, tăng thu nhập tại chỗ ổn định cho nhiều lao động, khuyến khích làm giàu.

Nhờ vào phát triển KTTT đã từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, góp phần quan trọng trong quá trình tích tụ đất đai, chuyển dịch mục đích sử dụng đất, thúc đẩy tiến trình CNH trong nông nghiệp và nông thôn.

* Những thành quả đạt được của kinh tế trang trại ở nước ta

- KTTT nước ta với quy mô nhỏ nhưng đã góp phần phát huy nội lực, khơi dậy được tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân cư, cho đầu tư phát triển sản xuất nông lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ cấu vốn của TT chủ yếu là vốn tự có của chủ TT chiếm 85%. Phần còn lại là vay ngân hàng 8%, vay thân nhân 6% và 1% là do liên kết với doanh nghiệp Nhà nước [Báo cáo số 1540, 2019].

- KTTT đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến ngày càng phát triển tại các vùng nông thôn nhờ sự tạo ra vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh từ KTTT. Bên cạnh đó, KTTT cũng góp phần tích cực vào công tác bảo vệ rừng, tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi chọc, cải thiện chất lượng môi trường... Đến nay đã có nhiều vùng sản xuất tập trung về cây

công nghiệp và cây ăn quả như: Cà phê, điều, hồ tiêu, vải thiều…chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dê, cừu, nuôi, tôm... được hình thành phát triển dựa vào phát triển KTTT.

- KTTT thu hút lao động tại chỗ, tạo ra việc làm giải quyết lao động dư thừa tại địa phương, góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hóa ở nông thôn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đặc biệt là vùng trung du, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- KTTT đã gắn với thị trường có cạnh tranh quyết liệt, chính vì vậy các TT có yêu cầu hợp tác, liên kết lại với nhau và kết hợp với kinh tế nhà nước về nhiều mặt để có sức cạnh tranh trên thị trường và cùng nhau chung sức giải quyết các nhu cầu xã hội của người lao động. Quá trình phát triển TT sẽ không tránh khỏi những khó khăn,đặc biệt là vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất là một yếu tố quan trọng, từ đó mối quan hệ hợp tác sẽ giúp cho các TT vượt qua, thúc đẩy sự phát triển KTTT trong điều kiện hiện hiện nay.

* Những khó khăn của kinh tế trang trại ở nước ta

- Đối với hầu hết các loại hình KTTT có trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú trọng nhiều vào việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hầu hết lao động làm thuê cho các TT có trình độ văn hóa thấp và thiếu kiến thức về KH-KT, hầu như lao động được thuê vào làm trong TT chưa được đào tạo qua các trường lớp.

- Tư cách pháp nhân rất quan trọng, chủ TT nếu thiếu đi điều này sẽ phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt, làm cho chủ TT thiếu sự yên tâm, khả năng mở rộng SXKD không cao.

- Mọi mối quan hệ của TT với chính quyền địa phương, các chủ thể khác và các hội nông dân trên địa bàn chưa thật sự rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ. Ranh giới giữa hộ sản xuất giỏi và TT chưa có sự phân biệt rõ ràng.

- Nhiều TT và gia trại còn thiếu vốn nghiêm trọng nhưng Nhà nước chưa có chính sách tín dụng để hỗ trợ các TT nhất là trong những năm đầu thành lập.

- Thiếu kỹ thuật, hoạt động sản xuất của TT còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học kỹ thuật, thiếu máy móc, nông cụ và thiếu lao động lành nghề, nhưng bản thân các TT không có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng trong khi Nhà nước chưa quan tâm.

- Độ phát triển của cơ sở hạ tầng có tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Đa số các TT hiện đang được hình thành nhiều ở các vùng trung du, miền đất có địa hình phức tạp, giao thông, hệ thống thủy lợi chưa thực sự phát triển gây ra nhiều cản trở khó khăn cho phát triển KTTT. Do đó, các sản phẩm

sản xuất ra nhiều đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển chế biến và tiêu thụ. - Thị trường chưa ổn định và giá cả nông sản chưa đúng với giá trị nên nhiều chủ TT không muốn mở rộng qui mô sản xuất.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương

* Kinh nghiệm phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững ở tỉnh Bắc Giang: Bắc Giang trước đây là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc bây giờ thuộc vùng Đông Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm địa hình giống với địa bàn thành phố Sông Công. Bắc Giang là một tỉnh có KTTT phát triển mạnh và tăng lên rất nhanh. Theo báo cáo của cục PTNT năm 2011 tổng số TT của tỉnh là 137 TT đến năm 2019 có 454 sau 8 năm số lượng TT của tỉnh tăng 3,31 lần

Mức đầu tư bình quân 1,5 tỷ đồng/TT, diện tích đất sử dụng bình quân là 17,45 ha/TT, GTSX đạt bình quân hơn 1,6 tỷ đồng/TT, trong tỉnh có TT GTSX đạt gần 23 tỷ đồng/năm[Báo cáo số 731/BC-PTNT, Bắc Giang, 2019].

Để phát triển KTTT theo hướng bền vững Chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang đã thực hiện như sau:

- Đã triển khai xây dựng quy hoạch cácvùng KTTT chuyên trồng cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn, các TT kết hợp giữa trồng cây ăn quả với các cây trồng và vật nuôi khác ở hai huyện Yên Thế và Lục Nam. Trên cơ sở đó, tỉnh đã hỗ trợ hình thành các TT chuyển đổi về phương hướng kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình TT.

- Thực hiện các chương trình triển khai sản xuất cây ăn quả theo các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam VietGAP(Vietnamese Good Agricultural Practices) Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng quả

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 44)