Về rủi ro đối với phát triểnkinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 84)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.4.7. Về rủi ro đối với phát triểnkinh tế trang trại

Trong việc SXKD thì đối với tất cả ngành nghề đều chịu sự rủi ro nhất định nhưng ở các mức độ khác nhau, riêng đối SXKDtrong lĩnh vực nông nghiệp thì yếu tố rủi ro không thể tránh khỏi, bị ảnh hưởng thường xuyên do điều kiện tự nhiên và kinh tế. Nghiên cứu vấn đề này tác giả phỏng vấn tình hình rủi ro đối với KTTT được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.24: Mức độ rủi ro đối với kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Cao Trung bình Thấp

1. Lũ lụt, hạn hán 3 10 87

2. Sâu, chuột, bệnh - 97 3

3. Chất lượng giống chưa cao 96 4 -

4. Giá bán sản phẩm chưa ổn định 93 6 1

5. Giá mua các loại đầu vào cao 97 2 1

6. Môi trường ô nhiễm 96 3 1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu cho thấy TT gặp những yếu tố rủi ro khác nhau của từng TT, mức độ quan trọng hay trung bình cũng khác nhau. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố gây thiệt hại đối với hoạt động SXKD của TT, ở đây tác giả chỉ xét đến 6 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều đến GTSX của TT. TT chăn nuôi trừ yếu tố sâu bệnh, chuột bọ và môi trường ô nhiễm, thì các yếu tố khác đều đánh giá ở mức ảnh hưởng cao trên 90%; TT tổng hợp do SXKD tổng hợp nên 6 yếu tố đều ảnh hưởng rất cao. Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới tất cả các loại hình TT là chất lượng giống, giá bán sản phẩm và giá cả đầu vào tăng. Qua nghiên cứu cho thấy thị trường sản phẩm nông

nghiệp có sự cạnh tranh mạnh mẽ và nhiều biến động vì thế đã làm cho các loại hình TT gặp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 84)