Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 91)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.6.1. Kết quả đạt được

3.6.1.1. Về mặt kinh tế

Qua phân tích thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2018-2020 có thể kết luận phát triển KTTT của thành phố Sông Công đạt được sự bền vững về mặt kinh tế trên một số khía cạnh sau:

+ Số lượng TT toàn thành phố năm 2018 là 77 TT đến năm 2020 là 117 TT tăng 52% tương ứng tăng 40 TT.

+ GTSX của tổng số TT năm 2018 đạt 246,4 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 409,5 tỷ đồng tăng lên 163,1 tỷ đồng tương ứng tăng 66%.

+ Nguồn lực sử dụng trong TT cũng tăng lên rất nhanh: số lượng lao động sử dụng thường xuyên trong TT năm 2018 là 288 lao động đến năm 2020 là 407 lao động tăng 119 lao động tương ứng tăng 41,3%; diện tích đất đai được sử dụng trong TT năm 2018 là 219 ha đến năm 2020 là 336 ha tăng 117 ha tăngtương ứng là 53%.

3.6.1.2. Về mặt xã hội

KTTT ở thành phố nói riêng và toàn quốc nói chung thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy quy mô số lượng của TT trong thành phố không lớn nhưng số lượng gia trại trong thành phố khá lớn. Sự phát triển KTTT và gia trại là chủ thể chủ yếu cho sự phát triển KT-XH của vùng, KTTT đã đóng góp đáng kể trong việc tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động và góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo làm cho số lượng hộ giàu tăng lên. Ngoài việc tạo công ăn việc làm TT còn là nơi cung cấp các kiến thức kinh tế - kỹ thuật cần thiết cho các hộ nông dân SXKD cùng ngành nghề, giúp các hộ tăng GTSX, giải quyết công ăn việc làm cho lao động của hộ và tăng thu nhập góp phần nâng cao giá trị cuộc sống của người dân đảm bảo an ninh xã hội.

- Số lượng lao động sử dụng trong TT đã có sự tăng lên đáng kể, giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở địa phương. Thực tế phát triển KTTT ở thành phố Sông Công trong những năm qua ta thấy lao động thuê ngoài thường xuyên của các loại hình KTTT tương đối lớn, trong đó chủ yếu là lao động ở địa phương, còn số ít là thuê ở nơi khác đến.

- Kết cấu cơ sở hạ tầng được đầu tư do sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển KTTT và sự đóng góp của các chủ TT do thu nhập của TT tăng lên, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo trong khu vực, an ninh trật tự và an toàn xã hội được nâng cao do người dân có công ăn việc làm thu nhập của người dân ổn định.

3.6.1.3. Về mặt môi trường

Phát triển KTTT chủ yếu ở vùng nông thôn của thành phố, một số TT đã tận dụng tối đa các phế liệu để sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cũng không ít TT vẫn còn xả thải trực tiếp ra môi trường và sử dụng thức ăn tăng trọng làm cho chất lượng sản phẩm không cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường.

3.6.1.4. Đánh giá chung

Qua kết quả đạt được về mặt kinh tế - xã hội - môi trườngcủa KTTT tác giả có nhận xét sau: Giai đoạn 2018 -2020 áp dụng 2 thông tư thay đổi tiêu chí TT, nhưng đối với TT ở thành phố Sông Công không bị giảm khi tiêu chí giá trị sản xuất được nâng lên ở mức cao là vì toàn bộ TT đều là loại hình TT chăn nuôi nên bản thân GTSX đã cao hơn so với nức tiêu chí đặt ra. Cuối năm 2019 và năm 2020 là năm giá

lợn tăng rất cao giúp cho người chăn nuôi có lãi lớn. Do vậy số lượng TT chăn nuôi được tăng lên đáng kể. Về nguồn lực của TT và gia trại cũng đóng góp nhiều vào việc

phát triển KT-XH của thành phố.Phát triển KTTT của thành phố Sông Công được

đánh giá là phát triển theo hướng bền vững về mặt KT-XH. Sự phát triển KTTT trên địa bàn của thành phố Sông Công được đánh giá không bền vững về mặt môi trường vì sự đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường rất ít, ngược lại làm tăng thêm ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 91)