Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 58)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ Bộ NN & PTNT và các cơ quan trong thành phố Sông Công , trong các huyện như: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tác giả cập nhật những vấn đề phục vụ cho từng nội dung đề tài: Bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hóa tài liệu trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.

Bên cạnh việc thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố từ các nguồn đã nêu tác giả còn thu thập tài liệu thứ cấp qua các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ các loại hình KTTT và điều tra đại diện một số cán bộ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về thực hiện bảo vệ môi trường của chủ TT.

Để thu thập được thông tin sơ cấp tác giả sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với chủ TT và những người có liên quan tạo điều kiện để họ tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin. Thông tin thu thập được dùng để phân tích đánh giá các tác động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại hình KTTT và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đưa ra.

nước: Trước hết xây dựng phiếu điều tra, sau đó điều tra thử và điều tra thật cho phù hợp với thực tế.

a. Chọn mẫu nghiên cứu

- Điều tra TT: toàn thành phố có tổng là 117 TT. Tác giả lựa chọn phương pháp điều tra toàn bộ117 TT để phỏng vấn và thu thập thông tin các dữ liệu có liên quan đến đề tài luận án.

- Mẫu điều tra là cán bộ: Chọn phỏng 165 cán bộ công chức liên quan đến lĩnh vực KTTT trên địa bàn thành phố Sông Công ở2 cấp quản lý (cấp thành phố và cấp xã) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Mục tiêu của hoạt động điều tra: Nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến việc phát triển KTTT theo hướng bền vững. Cùng với phiếu điều tra, người điều tra kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các chủ trang TT về việc phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công. Từ đó, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp làm cơ sở phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công trong thời gian tới.

* Quy trình điều tra:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, việc thiết kế phiếu điều tra tác giả tham khảo qua nhiều công trình nghiên cứu, điều tra về KTTT và các cán bộ thống kê ở địa phương, nhằm thu thập hệ thống thông tin một cách đầy đủ, phản ánh tương đối toàn diện về thực trạng phát triển SX-KD của TT. Nội dung phiếu điều tra gồm: Tên chủ TT, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa của chủ TT, số lao động của TT, người cung cấp thông tin, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin áp dụng công nghệ thông tin trong việc SX-KD, …. liên quan đến phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công.

Bước 2: Xây dựng phương án điều tra căn cứ vào danh sách các TT và cán bộ quản lý cấp nhà nước cùng với phiếu điều tra đã xây dựng phương án điều tra như: Mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vi, đơn vị và đối tượng điều tra; thời điểm, thời gian điều tra; phương pháp điều tra; lực lượng tiến hành điều tra; kinh phí và các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân liên quan; tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra.

Bước 3. Thực hiện điều tra thực tế tại 117 TT trên địa bàn thành phố Sông Công và 165 cán bộ cấp thành phố, phường, xã.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 58)