Yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 81)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.4.3. Yếu tố thị trường

Thị trường là biểu hiện mối quan hệ giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Việc xác định nên mua hay bán hàng hóa và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định.

* Cách tiếp cận thông tin thị trường đầu vào và đầu ra: Thông tin thị trường về các yếu tố liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của trang trại có ý nghĩa rất quan trọng. Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta có thể xem xét các số liệu ở bảng về mức độ các trang trại tiếp cận các loại thông tin thị trường.

Bảng 3.18. Mức độ tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra của các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020

ĐVT: % Mức độ phản ánh Mua vật tư nông nghiệp Mua máy móc thiết bị nông nghiệp Thuê lao động Thông tin thị trường Thông tin khoa học Tiêu thụ sản phẩm Dễ 100,0 100,0 73,1 96,8 100,0 95,7 Khó - - 26,9 3,2 - 4,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệucho thấy, các chủ TT ý kiến rằng với cơ chế thị trường như hiện nay thì việc mua vật tư nông nghiệp, thuê lao động và tìm kiếm thông tin KH-KT là rất thuận lợi, điều này thể hiện tính sẵn có và mức độ cạnh tranh cao ở thị trường này.

Tuy nhiên vẫn còn khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc tiếp cận thông tin thị trường, các thông tin trên thị trường bị pha loãng và không xác định được nguồn thông tin tin cậy. Do vậy thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng rất mạnh đến phát triển KTTT.

* Hình thức tiêu thụ, phương thức bán hàng và thị trường tiêu thụ của TT được các chủ TT đánh giá và thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 3.19: Hình thức tiêu thụ và giá bán sản phẩm của cáctrang trại trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020

STT Chỉ tiêu SL (%) 1 Mức độ chế biến SP để bán - Bán thô 100 - Sơ chế 0 - Tinh chế 0 2 Phương thức bán - Trực tiếp 100

- Qua trung gian 0

3 Giá bán - Hợp lý 15 - Chưa hợp lý 85 4 Thị trường tiêu thụ - Trong thành phố 3 - Trong tỉnh 5

- Ngoài tỉnh (xuất cho công ty) 92

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu cho thấy sản phẩm sản xuất ra của các TT về cơ bản là sản phẩm hàng hóa, điều đáng nói ở đây: sản phẩm đem bán chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến còn sản phẩm qua sơ chế thì chiếm tỷ trọng ít. Tỷ lệ sản phẩm bán gián tiếp chiếm tỷ lệ cao và tùy thuộc vào từng loại hình TT. Điều này chứng tỏ các TT vẫn còn rất bị động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, trong nhiều trường hợp sản phẩm của TT bị bên mua ép giá thường xuyên xảy ra, hơn nữa giá bán còn thấp, điều này ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của TT. Phạm vi tiêu thụ sản phẩm của các loại hình TT chiếm 50% thị trường trong thành phố và trong tỉnh, còn lại tiêu thụ ở các tỉnh lân cận, số lượng sản phẩm xuất khẩu còn rất hạn chế, chỉ một số sản phẩm của loại hình TT chăn nuôi lợn.

Qua đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm đã phản ánh một thực trạng đó là khả năng sản xuất sản phẩm đủ về số lượng để xuất khẩu là rất nhỏ. Mặt khác vấn đề tổ

chức các hoạt động tiêu thụ, hệ thống kênh phân phối và sự trợ giúp của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại chưa được quan tâm đúng tầm.

* Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của các loại hình trang trại được thể hiện bảng sau.

Bảng 3.20: Mức độ tiếp cận thị trường của các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020

Đơn vị tính:%

STT Loại thông tin Đầy đủ Có mức độ Không tiếp

cận được

1 Giá cả hàng hóa 73,53 14,71 11,76

2 Nơi tiêu thụ 38,24 52,94 8,82

3 Quy mô thị trường 25,74 58,82 14,71

4 Chất lượng sản phẩm đòi hỏi 60,29 22,06 17,65

5 Phương thức mua bán 84,56 8,09 7,35

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng số liệu cho thấy việc tiếp cận thông tin về phương thức mua bán của chủ TT nắm đầy đủ nhất đạt gần 85%, thông tin về chất lượng sản phẩm đòi hỏi tiếp cận tương đối đầy đủ. Còn thông tin về nơi tiêu thụ, quy mô thị trường tiếp cận thông tin có mức độ trung bình. Do vậy các chủ TT chưa biết phải quyết định mở rộng quy mô như thế nào cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

* Các nguồn thông tin mà chủ trang trại tiếp cận ở kênh thông tin nào là chủ yếu thì được khảo sát và tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.21: Kênh tiếp cận thông tin của các loại hình trang trạitrên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020

Đơn vị tính:%

STT Kênh thông tin

Tỷ lệ trang trại tiếp cận nguồn thông tin Đánh giá mức độ và chất lượng thông tin Đầy đủ Có mức độ Nghèo nàn 1 Truyền hình 39,71 44,44 48,15 7,41 2 Sách báo, tạp chí 34,56 34,04 42,55 23,40 3 Đài 30,15 19,51 41,46 39,02 4 Internet 89,71 90,16 8,20 1,64 5 Khuyến nông 80,88 33,64 39,09 27,27 6 Thương lái 42,65 25,86 44,83 29,31 7 Bạn bè, họ hàng 22,06 70,00 16,67 13,33

Nguồn tiếp cận thông tin của chủ TT rất đa dạng phong phú, trong đó cao nhất là thông tin từ Internet chiếm 90%, thông qua phương tiện này cho biết các thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, thứ 2 là kênh từ khuyến nông, tiếp theo là truyền hình, thương lái… Khi đánh giá về chất lượng của thông tin phần đa các chủ TT cho rằng lượng thông tin ở mức độ chưa đầy đủ lắm, có nhiều kênh thông tin còn nghèo nàn đặc biệt là đài, thương lái, bạn bè, họ hàng. Nhìn chung các chủ TT tiếp cận kênh thông tin thị trường chủ yếu là từ Internet, khuyến nông là kênh thông tin trực tiếp chính thống. Với mức độ tiếp cận các kênh thông tin như vậy đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động SXKD của các loại hình TT. Rõ ràng tính chất đa dạng và mức độ đầy đủ của thông tin đã trở thành nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định trong SXKD của TT.

* Các yếu tố liên quan đến sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường đầu ra của TT, được phản ánh thông qua bảng sau:

Bảng 3.22: Các yếu tố liên quan đến thị trường đầu ra của các loại hình trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020

Đơn vị tính: %

STT Yếu tố nghiên cứu Mức độ quan tâm đến củatrang trại

Cao Trung bình Thấp

1 Chất lượng sản phẩm 83,09 10,29 6,62

2 Độ an toàn của sản phẩm 61,03 25,74 13,24 3 Chế biến, bảo quản sản phẩm 50,00 35,29 14,71

4 Bao bì, mẫu mã sản phẩm 50,74 49,26 -

5 Ghi chép sổ sách và tính toán CPSX 80,88 11,76 7,35

6 Thông tin thị trường 100,00 - -

7 Thông tin KHKT nông nghiệp 86,76 8,82 4,41

8 Tìm kiếm sản phẩm mới 78,68 11,76 9,56

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng trên cho thấy các TT đã rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các thông tin thị trường, KH-KT, việc ghi chép sổ sách để hạch toán CPSX và tìm kiếm sản phẩm mới. Đây là mặt tích cực của các TT trong đó phải kể đến là yếu tố tiếp cận với thông tin thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ số trang trại ít quan tâm hoặc thờ ơ với khâu chế biến sản phẩm và hình thức bao bì sản phẩm, các chủ TT chưa thực sự quan tâm nhiều đến mức độ an toàn sản phẩm, đây cũng là những hạn chế của các loại hình TT điều này khiến cho các sản phẩm của các loại hình TT không xuất khẩu được sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 81)