Định hướng phát triểnkinh tế trang trạitrên địa bànthành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 96)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.7.2. Định hướng phát triểnkinh tế trang trạitrên địa bànthành phố Sông Công

thành phố Sông Công đến năm 2025 và tầm nhìn 2030

3.7.1. Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại

Phát triển KTTT phải dựa trên nội lực của TT là chủ yếu, Nhà nước và cộng đồng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện để TT phát huy nội lực tạo đà cho KTTT phát triển.

Luận văn đưa ra quan điểm này để tiếp tục khẳng định: Sự thành công hay thất bại của mỗi TT hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực của bản thân TT. Nhà nước khi đó chỉ giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó có TT; Bên cạnh đó Nhà nước còn hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao KH-CN, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cung cấp thông tin, dịch vụ. Các tổ chức KT-XH khác sẽ tạo phong trào và là cầu nối để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ngoài TT đóng góp, hỗ trợ thêm về KH - CN, vốn, kinh nghiệm sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả SXKD và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của TT.

3.7.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 đến năm 2025 và tầm nhìn 2030

Để thực hiện tốt các quan điểm phát triển KTTT tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã nêu ở phần trên, luận văn đưa ra định hướng phát triển KTTT thành phố Sông Công đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030 như sau:

* Một là, duy trì mức tăng trưởng kinh tế của các TT nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao tính hiệu quả, hàm lượng KH-CN, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Thay đổi loại hình và công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn và thân thiện

với môi trường dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên như: (đất đai, nước, rừng và đa dạng sinh học) của mỗi địa phương trong tỉnh.

* Hai là, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái của thành phố. Sông Công có diện tích đất nông lâm nghiệp đa dạng cho phép phát triển các loại hình TT phong phú như: TT trồng trọt, TT chăn nuôi hoặc kết hợp trồng trọt và chăn nuôi... Vì vậy trong định hướng phát triển KTTT nên phát triển theo hướng chuyên môn hóa phù hợp với từng vùng sinh thái.

* Ba là, phát triển kinh tế trang trại theo hướng hình thành các chuỗi cung ứng nông sản có chất lượng cao và an toàn từ trang trại đến người tiêu dùng:

- Tình trạng KTTT được hình thành tự phát, thiếu quy hoạch và không có mối liên kết dọc và liên kết ngang trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như lâu nay đã làm yếu đi những lợi thế của loại hình kinh tế này. Để khắc phục tình trạng trên, luận văn cho rằng trên địa bàn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên cần sớm hình thành các chuỗi cung ứng theo từng ngành hàng của các TT và các vùng nguyên liệu về cây, con có thế mạnh của tỉnh để cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Trong phát triển KTTT ở Sông Công đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 cần chú trọng việc kết hợp phát triển chiều rộng với chiều sâu, trong đó lấy phát triển chiều sâu làm định hướng chính. Khuynh hướng sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có đã mất dần ưu thế và kém hiệu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu trên phạm vi quốc tế; do vậy, nếu chỉ phát triển theo chiều rộng, không gắn với công nghiệp chế biến, các TT của Sông Công sẽ không thể tồn tại và phát triển do sản phẩm làm ra của các TT không thể cạnh tranh được trên thị trường. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo các TT thành phố Sông Công cần gắn với công nghiệp chế biến, tăng cường liên kết hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

* Bốn là, phát triển kinh tế trang trại gắn với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao:

Nông nghiệp công nghệ cao là bước đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam trong những năm tiếp theo. Trong điều kiện tổ chức sản xuất theo kiểu nông hộ đang là kiểu tổ chức sản xuất chủ yếu, trong khi đó các mô hình sản xuất khác như: Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác… đang còn quá ít, khi đó TT sẽ là điểm đến của các tiến bộ KH-KT trong nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hóa, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học; sử dụng phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm

phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái;sản xuất và chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP); ứng dụng quy trình chăn nuôi lợn, gà theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.... Phát triển bò chăn nuôi theo quy mô TT tập trung hiện đại từ khâu giống, sản xuất chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi của địa phương là việc có thể làm tốt ở các loại hình TT. Bởi vậy luận văn cho đây là một định hướng quan trọng trong phát triển KTTT ở thành phố Sông Công.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 96)