Thực trạng phát triểnkinh tế trang trạitrên địa bànthành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 63)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.1. Thực trạng phát triểnkinh tế trang trạitrên địa bànthành phố Sông Công

3.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Sông Công

Trang trại thành phố Sông Công được hình thành tự phát là chủ yếu và được phát triển khá rõ nét từ sau khi có chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Tháng 4/1988) và nghị quyết số 03 năm 2000 của Chính phủ về KTTT, các hộ dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài có sự hỗ trợ vốn, giống cây trồng thông qua các dự án KH-CN, các dự án có vốn đầu tư của nước ngoài... nhờ đó họ có điều kiện trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tạo ra SPHH, từ đó hình thành các TT.

Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ NN&PTNT năm 2011 tổng số TT của cả thành phố giảm còn 77TT, đến năm 2018 tăng lên là 90 TT tăng 16,8% so với năm 2018; năm 2020 có tổng 117 TT,tăng 30% so với năm 2019 và tăng 52% so với năm 2018. Nhìn chung số lượng TT của thành phố tăng không đáng kể mà vẫn chỉ có 1 loại hình trang trại chăn nuôi.

- TT của thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên chủ yếu phát triển theo hướng TT gia đình, sử dụng lao động gia đình là chính. Chỉ thời vụ căng thẳng các TT mới nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ lao động của anh em trong nội tộc sau đó đến xóm làng hoặc đi thuê ngoài. Bình quân mỗi TT phải thuê mướn lao động bình quân 400-600 công lao động/năm; lao động trong các TT là cán bộ, công nhân đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu ở các nông, lâm trường, bộ đội xuất ngũ thường có trình độ tay nghề cao hơn vì họ đã có thời gian làm việc nhiều năm và được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn nên dễ dàng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới. Lao động trong các TT của nông dân thường ít hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi nhất là các loại cây, con đòi hỏi thâm canh và chuyên môn hóa ở trình độ cao.

-Trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý kinh tế, ứng dụng KH-KT của các chủ TT không cao. Phần lớn các chủ TT chưa qua đào tạo, chỉ một số chủ TT được đào tạo qua các trường lớp dài hạn, ngắn hạn, họ có kiến thức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để làm giàu cho gia đình, đồng thời tham gia các tổ chức khuyến nông, hội làm vườn và giúp đỡ các chủ TT khác với các hộ nông dân ở địa phương.

- TT thành phố Sông Công có vốn đầu tư ở mức trung bình, trong đó nguồn vốn tự có chiếm tỉ lệ khá cao, còn lại là nguồn vốn huy động từ bên ngoài như anh em, bạn bè, họ hàng khi không đủ mới vay ngân hàng. Bình quân một TT có vốn tự

có chiếm hơn 70% trong tổng số vốn đầu tư cố định vào TT, vốn vay chỉ chiếm 30%. Nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ thấp là do hạn chế về nguồn tín dụng và thủ tục vay còn nhiều phiền hà. Mặt khác, số TT chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất chiếm một tỷ lệ lớn, do đó các TT và ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn.

- TT thành phố Sông Công do hình thành và phát triển chủ yếu ở các xã không thuận lợi nhiều về đường giao thông vận tải... Các chủ TT không có vốn để mua sắm các phương tiện giao thông chuyên chở vật tư hàng hóa nên việc tiêu thụ sản phẩm của các TT thường gặp khó khăn, chủ yếu thông qua tư thương hoặc các nhà máy chế biến, bị ép giá nên ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các TT.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 63)