Tình hình phát triểnkinh tế trang trại ở thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 67)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.1.2. Tình hình phát triểnkinh tế trang trại ở thành phố Sông Công

Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05/4/1988, SXNN bước vào giai đoạn mới đã khơi dậy truyền thống lao động của nông dân, tạo nên tiền đề cho sự ra đời của KTTT của nước ta nói chung và thành phố Sông Công nói riêng. Nói đến hộ nông dân, thì hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân thực sự gắn bó với ruộng đất, gắn bó với khu vực nông thôn. Sức sản xuất tiềm tàng được giải phóng và khai thác, các hộ nông dân bắt đầu đầu tư mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh và tìm thêm việc làm. Kinh tế hộ thực sự trở thành hình thức kinh tế năng động đặt nền móng cho KTTT phát triển. Sau khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai năm 1993 giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, cùng với nông dân cả nước trong những năm qua nông dân thành phố Sông Công cũng bắt đầu cuộc chạy đua làm giàu từ nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch ngay trong từng hộ nông dân. Từ đây, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát khỏi kiểu sản xuất tiểu nông tự cấp, tự túc phát triển lên sản xuất hàng hóa theo loại hình KTTT với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau. Theo Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT quy định tiêu chí GTSX của TT thay đổi cao gấp 12,5 lần so với trước, đã cho thấy sự khác biệt giữa kinh tế hộ với KTTT, ngoài ra còn tiêu chí về mức tối thiểu hạn điền nâng cao. Vì vậy số lượng TT của cả nước nói chung và của thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên nói riêng giảm đi đáng kể, năm 2011 toàn thành phố còn 5 TT và được tăng dần qua các năm, đến năm 2020 là 117 TT.

3.1.2.1. Số lượng kinh tế trang trại giai đoạn 2018-2020

Trong quá trình nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT của thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên là xác định TT theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT và

Thông tư số 02/2020/TT/BNNPTNT, thay đổi tiêu chí TT theo thông tư 02/2020 thì các TT chăn nuôi của thành phố vẫn đáp ứng được và có sự tăng lên trong năm 2020.

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế trang trại của thành phố Sông Công giai đoạn 2018 - 2020

STT Nội dung ĐVT Năm

2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC

1 Tổng trang trại Trang

trại 77 90 117 116,88 130,0 123,27 2 Trang trại được cấp

giấy chứng nhận

Trang

trại 18 25 35 138,89 140,0 139,44 3 Tỷ lệ TT được cấp

giấy chứng nhận % 23,38 27,78 29,91

Nguồn số liệu: Chi cục thống kê thành phố Sông Công

Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2018 toàn thành phố có 77 TT có 18 TT được cấp GCN KTTT chiến 23,38%. Năm 2019 số lượng TT tăng lên là 90 TT tăng 16,88% so với năm 2018 tương ứng tăng 13 TT trong đó có 25 TT được cấp GCN KTTT chiếm 27,78%. Năm 2020 số tượng TT tăng lên nhanh thành 117 TT trong đó có 35 TT được cấp GCN KTTT, Số lượng TT tăng 30% so với năm 2019, tăng 27 TT, bình quân 3 năm tăng 23,27%. Số lượng TT được cấp GCN KTTT cũng tăng dần qua 3 năm, cụ thể tăng gần 40%/năm.

Nhìn chung tỷ lệ TT được cấp GCN được tăng dần qua các năm nhưng ở mức rất thấp dưới 30%. Nguyên nhân do Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư hướng dẫn cấp GCN KTTT cho chủ TT có thay đổi về chỉ tiêu giá trị rất lớn gấp 12,5 lần so với tiêu chí cũ và ba năm liền không đạt được theo tiêu chí thì bị thu hồi lại GCN, thủ tục cấp GCN rườm rà, mặt khác số TT của thành phố hầu hết là loại hình TT chăn nuôi và chủ yếu là nuôi gia công cho các công ty là chính, nên chủ TT cũng chưa quan tâm đến việc xin cấp GCN KTTT.

3.1.2.2.Trang trại phân theo đơn vị hành chính của thành phố Sông Công

KTTT của thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên được phân bổ theo đơn vị hành chính của tỉnh giai đoạn 2018-2020 thể hiện bảng sau:

Bảng 3.2: Các loại hình trang trại được phân bổ theo đơn vị hành chính của thành phố Sông Công giai đoạn 2018- 2020

STT Đơn vị hành chính

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%)

Số TT (trang trại) Cơ cấu (%) Số TT (trang trại) Cơ cấu (%) Số TT (trang trại) Cơ cấu (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC 1 Bình Sơn 7 9,09 9 10,00 19 16,24 128,57 211,11 164,75 2 Lương Sơn 15 19,48 21 23,33 22 18,80 140,00 104,76 121,11 3 Phố Cò 3 3,90 2 2,22 4 3,42 66,67 200,00 115,47 4 Châu Sơn 6 7,79 6 6,67 7 5,98 100,00 116,67 108,01 5 Bá Xuyên 21 27,27 30 33,33 44 37,61 142,86 146,67 144,75 6 Tân Quang 9 11,69 8 8,89 8 6,84 88,89 100,00 94,28 7 Cải Đan 4 5,19 2 2,22 2 1,71 50,00 100,00 70,71 8 Bách Quang 12 15,58 12 13,33 12 10,26 100,00 100,00 100,00 Tổng 77 100,00 90 100,00 117 100,00 116,88 130,00 123,27

Nguồn số liệu: Phòng kinh tế thành phố Sông Công năm 2018-2020

Tính đến thời điểm 01/12/2020, tổng số TT trên địa bàn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên có 117 TT, tăng 40 TT so với năm 2018. Số lượng TT được phân bố ở 8 xã phường ở thành phố, trong đó xã Bá Xuyên có tổng số lượng TT chiếm nhiều nhất năm 2018 chiếm 27,3% tổng số TT của thành phố, năm 2019 tăng lên 33,3%, năm 2020 cơ cấu tăng lên gần 38%, đứng thứ 2 là phường Lương Sơn cơ cấu cũng được tăng dần trong 3 năm từ 19,5 - 23,33%; còn lại 6 đơn vị còn lại tỷ trọng cũng gần xấp xỉ bằng nhau. Nhìn chung số lượng TT tăng đều trong 3 năm và được phân bổ đồng đều cho các xã phường.

3.1.2.3. Nguồn lực và giá trị sản xuất của trang trại a. Nguồn lực đất đai trong trang trại

Đối với TT chăn nuôi của thành phố nói chung cũng không mang tính chất nặng nề, nhưng khi quy hoạch và xây dựng TT thì vẫn phải quan tâm đến đất đai bởi nó có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển KTTT, nhất là khi muốn mở rộng hoặc thành lập TT mới thì hạn điền là yếu tố quyết định. Vì vậy để phát triển KTTT cần khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất và tạo điều kiện cho nông dân được thực hiện quyền về ruộng đất theo quy định của luật đất đai. Số lượng diện tích đất sử dụng trong trang trại được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất đai của trang trại giai đoạn 2018-2020 ĐVT: ha STT Loại đất Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC 1 Đất nông nghiệp 52,00 65,00 81,00 125,0 124,6 124,8 2 Đất lâm nghiệp 216,00 380,00 396,00 175,9 104,2 135,4 3 Đất nuôi trồng TS 18,70 22,00 24,20 117,6 110,0 113,8 4 Đất khác 5,73 11,68 16,04 203,6 137,4 167,2 Tổng cộng 292,43 478,68 517,24 163,7 108,1 133,0

Nguồn số liệu:Phòng kinh tế thành phố Sông Công

Theo phòng nông nghiệp thành phố Sông Công, năm 2020 diện tích đất sử dụng trong TT hiện nay là 517,25 ha, tăng 225 ha so với năm 2018, bình quân tăng 25,8%/năm trong 3 năm. Quy mô diện tích sử dụng trong TT đang ở mức thấp là do tổng số lượng TT trồng trọt và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nên diện tích thấp, các TT chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao hơn.

b.Nguồn lực lao động trong trang trại

Nguồn lực lao động được đánh giá rất quan trọng trong vận hành TT, trong thời đại ngày nay khi các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu tố quan trọng nhất, vai trò của lao động nói chung và lao động trong TT nói riêng có tính chất quyết định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù số lượng TT khá khiêm tốn nhưng cũng giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn. Số lượng lao động được sử dụng trong sản xuất của các loại hình TT giai đoạn 2018-2020 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Tình hình lao động của trang trại giai đoan 2018 - 2020

Đơn vị tính: lao động

STT Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC 1 Tổng số lao động 288 100,00 373 100,00 407 100,00 129,51 109,12 118,88 2

Lao động phân theo

giới tính 288 100,00 373 100,00 407 100,00 129,51 109,12 118,88 2.1. Lao động nữ 113 39,24 122 32,71 148 36,36 107,96 121,31 114,44 2.2. Lao động nam 175 60,76 251 67,29 259 63,64 143,43 103,19 121,66

3

Lao động phân theo

trình độ chuyên môn 288 100,00 373 100,00 407 100,00 129,51 109,12 118,88

3.1.

chưa được đào tạo

chuyên môn 207 72,00 254 68,00 220 54,00 122,32 86,65 102,95

3.2.

Đã được đào tạo

chuyên môn 81 28,00 119 32,00 187 46,00 148,02 156,85 152,37

Bảng số liệu cho ta thấy sử dụng số lượng lao động thường xuyên sử dụng trong TT từ năm 2018 đến năm 2020 đều tăng, từ 288 lao động đến năm 2020 tăng lên là 407, số lượng sử dụng trong mỗi lao động không tăng nhưng tăng số lượng TT nên tạo công việc được nhiều hơn và số lượng lao động tùy thuộc vào từng quy mô của TT. Nhìn chung TT sử dụng lao động chủ yếu là nam giới, còn nữ giới chiếm hơn 39% và lao động được tăng đều qua 3 năm. Chất lượng lao động trong TT cũng đã được nâng dần qua 3 năm, từ 28% lên 46%, trong đó số lao động được đào tạo theo ngắn hạn là chính còn ở trình độ đại học vẫn chiếm ít.

c. Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại

GTSX của các loại hình TT là chỉ tiêu xác định giá trị của KQSX của TT, GTSX này biến động qua các năm phụ thuộc vào qui mô sản lượng hàng hóa của TT và giá cả thị trường, được thể hiện như sau:

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất và giá trị hàng hóa của trang trại ở thành phố Sông Công giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC Tổng giá trị sản xuất 246.400 261.000 409.500 105,93 156,90 128,92 Tổng giá trị hàng hóa 245759 260374 409050 105,95 157,10 129,01 Tỷ lệ giá trị hàng hóa (%) 99,74 99,76 99,89 - - -

Nguồn số liệu: Phòng kinh tế thành phố Sông Công

Bảng số liệu cho thấy GTSX của các TT giai đoạn 2018-2020 tăng đều qua các năm,năm 2018 tổng GTSX của các TT đạt 246,4 tỷ đồngtrong đó tỷ suất hàng hóa chiếm 99,74%, năm 2019 tăng gần 6% tương ứng tăng gần 261 tỷ đồng tỷ đồng trong đó tỷ suất hàng hóa chiếm 99,76%, năm 2020 GTXS đạt được 409,5 tỷ đồng thì tỷ lệ GTHH đạt 99,89% là rất cao, tốc độ tăng 57% so với năm 2019, nguyên nhân năm 2020 tăng mạnh là giá lợn khan hiếm đẩy lên cao.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 67)