Bài học kinh nghiệm về phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền vững

Qua nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT trên thế giới và ở Việt Nam, cụ thể là bài học kinh nghiệm từ 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương tác giả rút ra bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng cho thành phố Sông Công trong phát triển KTTT theo hướng bền vững đó là:

- Xác định rõ vị trí và vai trò của KTTT: Dù ở Việt Nam hay một số các nước trên thế giới để phát triển KTTT theo hướng bền vững thì phải đánh giá được vị trí và vai trò quan trọng của nó trong phát triển CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, tạo cơ hội giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị.

- Lao động sử dụng trong KTTT: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của KTTT, thì nền tảng để hình thành TT là kinh tế hộ, đặc điểm của kinh tế hộ

còn có một số hạn chế cho sự phát triển KTTT như là: trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động làm trong TT còn hạn chế cho nên việc lập kế hoạch và hạch toán SXKD còn kém, ứng dụng KH-KT còn thấp dẫn tới hiệu quả của hoạt động SXKD doanh nghiệp còn chưa cao. Do vậy muốn phát triển KTTT theo hướng bền vững thì đầu tiên tỉnh phải chú trọng đến việc đầu tư và bồi dưỡng kiến thức về văn hóa và chuyên môn nâng cao chất lượng lao động trong TT.

- Phát triển KTTT phải xây dựng, hoàn thiện quy hoạch và rà soát phương án SXKD và đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững: Đối với KTTT vẫn mang nặng tính tiểu nông, phát triển theo kiểu tự phát, thiếu tính bền vững. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch vùng nguyên liệu kết hợp với các khu nhà máy chế biến …, cần xây dựng, hoàn thiện theo hướng bền vững của địa phương. Đồng thời bản thân của mỗi TT cần xây dựng quy hoạch, phương hướng, mục tiêu phát triển TT khi hình thành TT; cũng như rà soát phương hướng kinh doanh để chuyển đổi mô hình TT kinh doanh, chủ động huy động nguồn lực, có loại hình quản lý phù hợp, … nhằm tổ chức hoạt động SXKD của TT đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững.

- Ứng dụng KH-CN vào trong phát triển KTTT: Các chủ TT đẩy mạnh việc đầu tư có hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN vào phát triển KTTT, góp phần PTBV kinh tế - xã hội. KTTT luôn gắn liền với trình độ KH-CN, kỹ thuật sản xuất và trình độ quản lý cao, vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất và quản lý. Trong các TT gia đình, trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất là quan hệ tác động qua lại với nhau. Để đảm bảo phát triển KTTT bền vững ngoài mục tiêu kinh tế trước mắt, các TT cần đầu tư cải tạo đất đai, có kế hoạch luân canh cây trồng, nâng cao độ màu mỡ của đất góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển tính đa dạng của nông nghiệp nông thôn.

- Qua nghiên cứu của hai tỉnh cho thấy vai trò quản lý của Nhà nước đến phát triển KTTT là rất quan trọng, các chính sách và quyết định của Nhà nước có thể tác động thúc đẩy cho phát triển KTTT mạnh hay yếu. Để phát triển KTTT theo hướng bền vững ngoài nỗ lực bản thân của mỗi loại hình TT thì đi song song với đó là các cơ chế chính sách của Nhà nước, Nhà nước cho chủ TT phát huy quyền tự chủ đồng thời quản lý TT bằng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách hỗ trợ KTTT phát triển theo hướng bền vững.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)