Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

* Phương pháp tiếp cận KTTT theo hướng nâng cao hiệu quả KT-XH và bảo vệ môi trường theo xu hướng PTBV

- Tiếp cận theo loại hình KTTT: toàn thành phố chỉ có 1 loại hình trang trại đó là trang trại chăn nuôi, do vậy tác giả tiếp cận toàn bộ trang trại chăn nuôi ở thành phố.

- Tiếp cận KTTT theo hướng liên kết doanh nghiệp và thị trường: Mối quan hệ giữa chủ TT với doanh nghiệp kinh doanh và chế biến nông sản hoặc thị trường bao gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra; xem xét, xác định thế mạnh là gì? Lợi thế so sánh cụ thể là so sánh về mức độ gắn bó với thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có hướng khắc phục; định hướng đầu tư để phát triển KTTT như thế nào? chọn hướng SXKD dịch vụ nào cho phù hợp với yêu cầu của thị trường? vấn đề liên doanh liên kết, cạnh tranh trong sản xuất TT…

- Tiếp cận KTTT theo hướng liên kết Nhà nước: từ các nghiên cứu các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp.

- Tiếp cận KTTT theo hướng kinh tế hộ, đây là phương pháp tiếp cận cơ bản và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu KTTT. KTTT chủ yếu được hình thành từ nền tảng kinh tế hộ. Do vậy tiếp cận để nghiên cứu, phân tích nó phải vận dụng các lý thuyết liên quan đến kinh tế hộ.

* Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận các vấn đề phát triển KTTT là hệ thống (hệ thống chính với nhiều hệ thống phụ, các giới hạn của các hệ thống, mỗi liên hệ giữa các hợp phần trong hệ thống. Việc giải quyết các vấn đề phát triển KTTT theo hướng bền vững phải theo quan điểm hệ thống. Xem xét mối liên hệ của vấn đề này với vấn đề khác.

- Tiếp cận hệ thống dọc: Tiếp cận theo hệ thống dọc ở đây chủ yếu là theo quản lý xã hội gồm: Trung ương - tỉnh - huyện - xã - làng, bản, thôn, xóm - hộ gia đình...; theo hệ thống chính sách có: hệ thống các chủ trương, chính sách vĩ mô của Nhà nước có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, TT; hệ thống các chính sách, quy định của các bộ ngành Trung ương để triển khai các chủ trương chính sách vĩ mô nêu trên; hệ thống các chủ trương, quy định của địa phương có liên quan...

- Tiếp cận hệ thống ngang: Chủ yếu là hệ thống các TT có cùng một ngành nghề sản xuất; hệ thống các TT có trong cùng một thời điểm, một giới hạn địa lý nhất định như một xã, một huyện, hay toàn tỉnh...

* Tiếp cận có sự tham gia

- Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả KTTT của tỉnh đến việc phân tích xu hướng biến động của chúng, xác định các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hướng bền vững. Trong đó sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia và các TT đóng vai trò quan trọng.

- Dự kiến phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và chuyên viên một số sở, ban, ngành, địa phương liên quan đến việc phát triển KTTT theo hướng bền vững. Thông qua phương pháp này sẽ thu thập các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)