Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triểnkinh tế trang

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triểnkinh tế trang

Để phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của KTTT theo hướng bền vững trong quá trình phát triển tác giả đã phân tích trình bày theo dạng lưới gồm 4 phần sẽ cung cấp những căn cứ để quyết định lựa chọn giải pháp phát triển KTTT của thành phố Sông Công theo hướng bền vững.

Bảng 3.27: Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế trang theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công

SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Thị trường đầu vào cho SX- KD của TT đa dạng, chủ TT dễ dàng lựa chọn.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm mở cửa, tạo điều kiện để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.

- Nhiều cơ hội tiếp thu với những tiến bộ KH-KT mới, tiên tiến.

- Có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KTTT như chính sách (đất đai, tín dụng, KH-KT, khuyến nông) thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Tiềm năng đất đai còn khá lớn để mở rộng quy mô SXKD để tăng số lượng TT.

- Giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong khi giá đầu ra bấp bênh, không ổn định.

- Nhu cầu đời sống của người dân tăng cao, nên yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao. - Cạnh tranh với các, doanh nghiệp nước ngoài và các mặt hàng nhập khẩu ngay trên sân nhà khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không còn được bảo hộ nông nghiệp và thuế nhập khẩu giảm.

- Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến phát triển KTTT.

- Nguy cơ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cao.

- Cơ sở hạ tầng công cộng còn yếu. - Hệ thống quản lý chất lượng đầu vào còn lỏng lẻo và nhiều bất cập.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho lĩnh vực SXNN bị cắt giảm.

Điểm mạnh (S) - Các chủ TT có nhiều kinh nghiệm trong SXKD. - KTTT bước đầu đã đem lại những HQKT nhất định. - Nguồn lực sản xuất của các loại hìnhTT ngày càng được nâng cao.

SO

- Đẩy mạnh việc mở rộng quy mô SXKD của các TT.

- Sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tiến tới xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản để bảo hộ sản phẩm của mình.

ST

-Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới, máy móc vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các loại hình TT đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và hợp tác trong sản xuất để hạn chế những rủi ro về giá bán.

- Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp trong khuôn khổ cho phép của WTO như đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin,… để hỗ trợ phát triển KTTT.

- Chủ TT cần chủ động tiêm phòng thường xuyên, xây dựng hệ thống chuồng kín, có hệ thống tiêu độc khử trùng cho TT để hạn chế dịch bệnh.

Điểm yếu (W)

- Quy mô đất đai còn hạn chế, thiếu vốn sản xuất, hệ thống trang thiết bị sản xuất còn thiếu và yếu.

- Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, năng lực của các chủ TT còn yếu (đàm phán, tiếp cận thị trường, quản lý, tiếp cận thông tin).

- Các loại hình TT sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, sản xuất tự phát chưa theo quy hoạch của địa phương.

WO

- Thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất như góp đất, góp vốn sản xuất để hình thành các TT với quy mô lớn. - Cần có các tổ chức đứng ra tín chấp cho các loại hình TT vay vốn với số lượng lớn và thời gian vay dài để chủ TT yên tâm đầu tư mở rộng quy mô SXKD.

- Các chủ TT cần tự tìm tòi, học hỏi hoặc tham gia các lớp tập huấn, các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn cũng như

WT

Chủ TT cần phải kiểm tra, giám sát và đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm.

- Các sản phẩm của TT chưa được cấp GCN về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Hợp tác và liên kết trong SXKD của các TT còn yếu nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

- Các chủ TT nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

- Các loại hình TT chưa có hệ thống xử lý chất thải, vẫn còn xây dựng TT trong khu dân cư, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

quản lý, nắm bắt thông tin, … - tỉnh và địa phương cần có quy hoạch vùng sản xuất TT, di dời các TT chăn nuôi trong khu dân cư ra xa và đưa các quy hoạch này đến được với người dân để họ biết và thực hiện.

- Tỉnh cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến để tiêu thụ sản phẩm cho TT, tăng giá trị của sản phẩm và hạn chế rủi ro về giá cả.

- Các loại hình TT cần xây dựng hệ thống xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Nguồn: Tác giả xây dựng

3.6. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)