Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triểnkinh tế trang trại theo

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triểnkinh tế trang trại theo

hướng bền vững

* Những thuận lợi

Sông Công có những thuận lợi cơ bản sau:

- Điều kiện tự nhiên nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng và vật nuôi.

-Tài nguyên đất còn có thể đưa vào sử dụng với hệ số cao để nâng cao sản lượng cây trồng và vật nuôi.

- Tài nguyên rừng là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng.

- Giao thông đi lại và vị thế của vùng tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế hàng hóa với các tỉnh lân cận.

- Kinh tế thành phố có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trưởng khá với nguồn lao động dồi dào và trẻ.

*Những khó khăn

Mặc dù có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới thành phố Sông Công còn gặp một số khó khăn như:

- Địa hình miền núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc triển khai KH-CN với quy mô của sản xuất lớn ở vùng nông thôn.

- Trình độ nguồn nhân lực của thành phố Sông Công không cao.

- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng ở khu vực vùng sâu trong nông thôn vẫn còn thấp, mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung...Trong sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón,

thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, nhiều biến động, tình trạng được mùa mất giá vẫn còn hiện hữu chưa có giải pháp khắc phục; Mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch bệnh hại vật nuôi, cây trồng (sâu bệnh hại lúa, phát sinh dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh trên đàn lợn...) đặc biệt là trong năm 2019 đã phát sinh dịch Tả lợn Châu phi trên diện rộng đến nay đã tiêu hủy trên 400 tấn lợn của 334 hộ thuộc 9 xã, phường trên địa bàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chăn nuôi của thành phố.

Hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao, thu nhập trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp còn thấp, điều kiện về đất đai còn manh mún, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…

Những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn về các điều kiện tự nhiên và con người của Sông Công là những thông tin đầu vào quan trọng cho việc cân nhắc lựa chọn ưu tiên phát triển KT-XH nói chung và KTTT nói riêng. Nghiên cứu lựa chọn loại hình KTTT phù hợp với điều kiện của Sông Công là hết sức quan trọng để phát huy hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh đồng thời giảm bớt những khó khăn cho phát triển kinh tế của thành phố Sông Công.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)