5. Cấu trúc đề tài
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Join Stock Bank), gọi tắt là ngân hàng Quân Đội, viết tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc BộQuốc phòng.
MB là một định thế vững về tài chính, mạnh về quản lý, minh bạch về thông tin, thuận tiên và tiên phong trong cung cấp dịch vụ để thực hiện được sứmệnh của mình, là một tổchức, một đối tác vững vàng, tin cậy.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung Ương –BộQuốc phòng, ngân hàng nhà nước và sựhỗ trợ, giúp đỡ
tận tính của casc cow quan hữu quan; đơn vị trong và ngoài quân đội; Ngân hàng
TMCP Quân Đội (MB) đã phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của
người chiến sỹtrên mặt trận kinh tế; đoàn kết, chủ động, sang tạo, tựlực tự cường, khắc phục khó khăn, cải tiến chất lượng hoạt động đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất đến với cá nhân, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trên khắp các tỉnh, thành trọng điểm của cả nước, góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tếcủa Việt Nam nó chung và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng nói riêng.
Giai đoạn 1994–2004
Từ ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ doanh nghiệp
quân đội trong nhiệm vụsản xuất kinh doanh thời kỳtiền hội nhập.
Ngày 04/11/1994, ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập với sốvốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Mười năm đầu (1994 – 2004) Là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình
phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu.
Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB áp dụng linh hoạt các giải pháp hợp lý để từng bước tích lũy kinh nghiệm và năng lực tài chính, từng bước khẳng
định vai trò và có những đóng góp quan trọng vào sựphát triển của nền kinh tế, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng của quân đội. Ngân hàng TMCP
Quân Đội đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và
là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi; năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn
huy động của MB tăng lên gấp 500 lần, tổng tài sản trên 7000 đồn, lợi nhuận trên 500 tỷ và khai trương trụsởmới to đẹp hiện đạihơn tại số3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Giai đoạn 2005–2009
Giai đoạn này đánh dấu bước bước chuyển mình quan trọng, tạo nền tảng quan trọng để vươn lên phát triển mạnh mẽtrong những năm tiếp theo.
Trong giai đoạn này, MB đã áp dụng một loạt các gỉai pháp đổi mới tổng thể
từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh vềkhách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức
năng kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ … có thể nói, giai đoạn 2005 – 2009 đã tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sang kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở
thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhân Huân chương lao động hạng Ba do chủtịch nước trai tặng.
Giai đoạn 2010–2016
Năm 2010 là bước ngoặc quan trọng đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong nhữngngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này.
MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 – 2015, với kỳvọng đưa MB vào top 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổphần chi phối. Đây cũng là gia đoạn hết sức khó khăn của nên kinh tế. Dưới sựtác động của công cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sát nhập, bán lại với
giá 0 đồng. Trong bối cảnh đó, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục tiêu nằm trong top 3 trước 2 năm – vào năm 2013.
Với những thành quả đạt được, năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được phong tặng danh hiệu
Anh Hùng Lao động.
Năm 2016 là bước đệm chuyển giao giữa hai giai đoạn chiến lược 2011 –
2015 và 2017– 2021. Trong năm nay, MB tiếp tục thành lập hai công ty thành viên mới trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là MB Ageas Life và tài chính tiêu dùng là Mcredit, kiện toàn mô hình tập đoàn tài chính đa năng. Những nền tảng vững chắc
MB đã xây dựng trong những năm qua sẽtạo đà phát triển vững chắc cho MB trong
giai đoạn mới.
Năm 2017 – nay
Đây là mở đầu quan trọng củagiai đoạn chiến lược mới 2017– 2021, trong đó Mb định hướng tầm nhìn “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến
năm 2021 sẽnằm trong top 5 hệthống ngân hàng Việt Nam hiệu quảkinh doanh và an toàn.
Năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, ngân
hàngTMCP Quân Đội đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh đề
ra từ đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là lợi nhuận trước thuế đạt 7.767 tỷ đồng, tăng
68% so với năm 2017. Bên cạnh việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh, MB cũng hoàn thanh xuất sắc các mục tiêu lớn đặt ra gồm: triển khai chiến lược
2017 – 2021; chuyển dịch ngân hàng số với 2,6 triệu users đang hoạt động với sản phẩm chủlực nhiều tiện ích là App MBbank; thay đổi nhận diện hìnhảnh cho 100%
điểm giao dịch, triển khai quyết liệt các dự án nhằm tăng trưởng đột phá. MB đang được thực hiện mạnh mẽ ở ngân hàng mẹ và các công ty thành viên, tạo nen tinh thần làm việc sang tạo, hạnh phúc và hiệu quả hơn.
Các công ty thành viên của ngân hàng TMCP Quân Đội
Bảng 3: Các công ty thành viên của ngân hàng TMCP Quân Đội
Công ty CP Chứng khoán MB (MB Securities Joint Stock Company)
Tên viết tắt MBS
Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB
(MB Fund Management Stock Company) Tên viết tắt: MB Capital
Công ty Quản lý nợvà khai thác tài sản ngân hàng
TMCP Quân Đội
(MB Assets Management Company Limited) Tên viết tắt: MB AMC
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MB Shinsei Finance Limited Liability Company)
Tên viết tắt: MS Finance
Tổng công ty cổphần bảo hiểm Quân Đội (Military Insurance Corporation)
Tên viết tắt: MIC
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọMB Ageas (MB Ageas Life Insurance Company Limited)
Tên viết tắt: MBAL
(nguồn: http://www.mbbank.com.vn)
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội –chi nhánh Huế2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Nhận thấy Thừa Thiên Huếlà một tỉnh đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc -
Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung; tốc độ tăng trưởng kinh tếbìnhquân giai đoạn 2000 -2005 đạt gần 9,5%/năm, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch - dịch vụchiếm gần 78% trong GDP; nhu cầu vềcác sản phẩm, dịch vụngân hàng trong quá trình phát triển là rất lớn.Vì vậy MB đã quyếtđịnh thành lập chi nhánh tại thành phốHuế.
Ngày 12 tháng 02 năm 2007, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chính thức khai trương chi nhánh thứ 39 toàn hệ thống và là chi nhánh đầu tiên tại thành phố Huế. Ngân hàng hiện đang đăng kí kinh doanh tại địa chỉ số 07 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngân hàng có tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam – chi nhánh Huế, tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank–Hue branch, tên viết tắt là MB Huế, với mã số thuế là 0100283873-019. Việc ra đời chi nhánh Ngân hàng Quân Đội tại Huế nhằm tăng cường sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao hình ảnh của MB tại khu vực miền Trung, giúp MB thực thi chiến lược phát triển “Trởthành một ngân hàng đô thị, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho các tổ chức và dân cư”, đồng thời giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận và sửdịch các dịch vụtài chính, ngân hàng nhiều tiện ích.
Hiện nay ngoài chi nhánh tại số 07 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Hội,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngân hàng còn phát triển 3 phòng giao dịch ở trên địa bàn thành phố Huế để thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng:
Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền: Số 67 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Thành, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phòng giao dịch Nam Trường Tiền: Số 11 Lý Thường Kiệt, phường Phú
Nhuận, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phòng giao dịch Nam Vĩ Dạ: Số 109 Phạm Văn Đồng, phường Vĩ Dạ, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong những ngày đầu thành lập, MB Huế đã gặp phải nhiều khó khăn bởi lý do là một trong những ngân hàng đầu tiên có mặt tại địa bàn Thừa Thiên Huế, thêm vào đó nữa là tâm lý e ngại sự thay đổi của người dân huế. Mặc dù vậy, bằng năng lực và những chính sách khách hàng của mình. MB Huế đã tháo gỡ được những khó khăn ban đầu tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng người dân Huế.
Hiện nay MB Huế đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng luôn cố gắng hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời tạo bền vững cho sự phát triển và hội nhập của các nước trong khu vực và quốc tế. Và ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường.
Sứ mệnh của MB:
Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng Tầm nhìn của MB:
Trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng Bản sắc văn hóa của MB:
Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả
Đoàn kết – Kỷ luật – Tận Tâm
Logo cũ Logo mới
Hình 1: Logo của Ngân hàng Quân Đội Việt Nam
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
PGĐ Kinh doanh PGĐ Dịch vụ Phòng KHDN Phòng DVKH Phòng KHCN Phòng GD Bắc Trường Tiền Phòng GD Nam Trường Tiền Phòng GD Nam Vĩ Dạ BP DVKH BP Hỗ trợ tín dụng BP Hành chính BP Ngân quỹ BP DVKH BP QHKH BP DVKH BP QHKH BP DVKH BP QHKH
Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Huế
Sơ đồ4:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Huế
2.1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu mọi trách nhiệm chung đối với hoạt động của ngân hàng.
Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHNN, trực tiếp quản lí các bộ phận.
Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền, Nam Trường Tiền, Nam Vĩ Dạ:Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng: Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm cho khách hàng. Quản lí, chịu trách nhiệm về hồ sơ thông tin khách hàng, hồ sơ tài khoản và giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Hướng dẫn cho khách hàng và
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng.
Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân. Khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí sản phẩm. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩn dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Chủ động tiềm kiếm khách hàng có như cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng. Tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các tổ, bộ phận nghiệp vụ khác để hoàn thiện hồ sơ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Chăm sóc khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thịphần, bảo vệ thương hiệu của ngân hàng.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cách doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng. Là bộ phận kiếm khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hoặc sử
dụng các dịch vụcủa ngân hàng. Quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng. Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
Bộ phận Dịch vụ khách hàng: Tìm hiểu cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nắm bắt các thông tin của khách hàng
Bộ phận Hỗ trợ tín dụng: Tìm hiểu, liên kết, hỗ trợ các bộ phận khách giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ tín dụng.
Bộ phận Hành chính: Quản lí, thực hiện các quy định về chính sách cán
bộ về tiền lương, BHXH, BHYT, mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Bộ phận Ngân quỹ:Là bộ phận nghiệp vụ quản lí an toàn của kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Bộ phận Quan hệ khách hàng: Là bộ phận trực tiếp xây dựng tạo mối quan hệ với khách hàng, cũng như chăm sóc khách hàng để từ đó khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
2.1.2.3. Tình hình lao động tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
Cùng với sự phát triển và mở rộng, đội ngũ nhân viên của ngân hàng Quân Đội cũng có sự thay đổi theo xu hướng tăng lên theo từng năm. Để nhận thấy rõ hơn chiều hướng biến đổi về nguồn nhân lực của ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Huế,
chúng ta xem xét các đặc điểm nguồn nhân lực của MBBank Huế qua 3 năm: 2017, 2018, 2019, với hai tiêu chí là: Giới tính và trình độ.
Cụ thể tổng số lao động của năm 2018 là 55 người tăng 2 người (tương ứng với 3,77%) so với năm 2017. Đến năm 2019 số lao động tiếp tục tăng thêm 2 người
(tương ứng với 3,64%) nâng tổng số lao động lên 57 người. Qua đó, có thể thấy số lượng lao động tại ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Huế qua các năm đều tăng về cả tuyệt đối lẫn tương đối, nhưng số lượng tăng không đáng kể. Tuy nhiên với sự phát triển và mở rộng các chi nhánh cũng như để phục vụ khách hàng tốt hơn. MBBank Huế luôn bổ sung số nhân sự nhất định.
Bảng 4: Tình hình lao động tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn từ năm 2017 –2019
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
SL % SL % SL % 2018/2017 2019/2018 1. Phân theo giới tính Nam 19 35,85 20 36,36 21 36,84 1 5,26 1 5 Nữ 34 64,15 35 63,64 36 63,16 1 2,94 1 2,86 2. Phân theo trình độ Đại học 50 94,34 52 94,54 54 94,73 2 4% 2 3,85