Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội – ch

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế (Trang 52 - 64)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế

2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội – ch

nhánh Huế từ năm 2017 –2019

2.1.2.4.1. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn

Để có một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của ngân hàng, chúng ta

tiến hành xem xét bảng tình hình tài sản nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn 2017 –2019.

Qua bảng 5nhìn chung có thể nhậnra rằng tổng tài sản và tổng nguồn vốn của

ngân hàng trong 3 năm tăng đều từ năm 2017 – 2019. Năm 2017 là 1,122,331.8 triệu đồng, năm 2018 là 1,473,468.4 triệu đồng và năm 2019 là 2,019,565 triệu đồng; năm 2018 so với năm 2017 tăng 351,136.6triệu đồng hay tăng 31,29%, năm 2019 so với năm 2018 tăng 546,096.6 triệu đồng hay tăng 37,06%. Sở dĩ tăng như vậy là nhờ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, làm tốt các chương trình thu hút khách hàng, các chương trình khuyễn mãi gia tăng một lượng lớn khách đến với ngân hàng, điều này phù hợp với việc hoạt động ngày một lớn hơn của ngân hàng và nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

Về Tài sản

Khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng. Vì cho vay là hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Cụ thể, cho vay khách hàng năm 2017 là

944,610.6 triệu đồng chiếm 84,17%, năm 2018 tăng lên thành 1,416,630.6 triệu đồng chiếm 96,14% và năm 2019 là 1,947,376.4 triệu đồng chiếm 96,43%. Năm 2018 so với năm 2017 khoản cho vay khách hàng tăng 472020 triệu đồng hay tăng

49.97%; năm 2019 so với năm 2018 tăng 530,745 triệu đồng hay tương ứng với mức tăng 37.47%. Chỉ tiêu này không ngừng tăng lên trong năm chứng tỏ ngân hàng đã có những thành công nhất định trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng còn chậm vì vậy ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc đầu tư vào các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng.

Hoạt động gửi tiền tại các TCTD, NHNN có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017 tiền gửi tại các TCTD, NHNN là 32,092.8 triệu đồng chiếm 2,86% tổng tài sản, năm 2018 giảm xuống còn 14,708.4 triệu đồng chiếm 1%, năm 2019 tiếp tục giảm xuống còn 7,329.6 triệu đồng chiếm 0,36%. Năm 2018 so với năm 2017 giảm

17,384.4 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 54,17%), năm 2019 so với năm

2018 lại tiếp tục giảm 7,378.8 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 50,17%). Tiền gửi tại các TCTD, NHNN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo về

quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, NHHHbảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Giá trị tiền mặt cũng thay đổi không ổn định qua 3 năm. Tiền mặt năm 2018 là

21,183.6 triệu đồng so với năm 2017 giảm 8,112.2 triệu đồng tương ứng với mức giảm 27,69%, năm 2019 giá trị tiền mặt là 47,954.6 triệu đồng so với năm 2018 tăng 26,771 triệu đồng tương ứng với mức tăng 126,38%. Để tránh tình trạng rủi ro thanh khoản, ngân hàng luôn có sẵn một lượng tiền mặt vừa đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và các khoản tín dụng theo cam kết. Tuy nhiên giao dịch và thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là xu thế tất yếu của thế giới, nên tỷ lệ tiền mặt trong tài sản hiện đang giảm dần qua các năm.

Tài sản cố định bao gồm máy móc và thiết bị như máy tính, máy in,… đều là những tài sản sử dụng lâu dài, mặt khác vẫn còn rất nhiều máy móc, thiết bị đã được đầu tư từ lâu nhưng vẫn còn sử dụng được nên chỉ tiêu này chiếm một phần rất nhỏ trong chỉ tiêu tài sản. Cụ thể tài sản cố định năm 2018 là 425.2 triệu đồng so với năm 2017 giảm 1,741.2 triệu đồng tương ứng giảm 80,37%, năm 2019 chỉ tiêu này

là 1,756.2 triệu đồng tăng so với năm 2018 là 1,331 triệu đồng tương ứng với 313,03%.Tài sản khác như phí phải thu từ hoạt động tín dụng, phải thu về cho vay, phải thu về các khoản đã chi hộ,… giá trị của tài sản này cũng thay đổi qua 3 năm với xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2017 là 114,166.2 triệu đồng, năm 2018 là 20,520.6 triệu đồng và năm 2019 là 15,148.2 triệu đồng. Năm 2018 so với năm 2017 giảm đáng kể 93,645.6 triệu đồng hay giảm 82,03%, năm 2019 so với năm 2018 giảm 5,372.4triệu đồng tương ứng với mức giảm 26,18%

Về nguồn vốn:

Nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh liên tục qua các năm. Từ năm 2017 là

1,122,331.8 triệu đồng, năm 2018 là 1,473,468.4 triệu đồng và năm 2019 là

2,019,565triệu đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là sự gia tăng nguồn vốn xuất phát từ vốn huy động khách hàng tại chi nhánh, bên cạnh đó nguồn tiền từ tài sản nợ khác

này. Hàng năm Ngân hàng huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi

của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân, các loại giấy tờ có giá phát hành. Huy động vốn là một trong những biện pháp mở rộng tín dụng,

nâng cao hiệu quả hoạt động tạo uy tín cho ngân hàng, cùng với việc áp dụng lãi suất hấp dẫn có chính sách khuyến mãi, quảng cáo. Đó cũng là tiền đề thu hút người

dân gửi tiền tại MBBank Huế cụ thể ở từng hình thức huy động như sau:

Vốn huy động có xu hướng tăng vào năm 2018 và năm 2019. Vào năm 2018 là 1,218,814.6 triệu đồng, tăng 126,226.2 triệu đồng tăng11.55% so với năm 2017. Năm 2019 giá trị của chỉ tiêu này là 1,402,231 triệu đồng. Có thể nói trong 3 năm này nền kinh tế phát triển dẫn đến nguồn thu nhập của người dân ổn định và cao hơn, nguồn tiền dự trữ của họ tăng, thay vì để tiền rãnh rỗi họ gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi, điều này làm cho nguồn huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh như vậy. Tuy nhiên giá trị của vốn huy động tăng theo từng năm nhưng vể tỷ trọng thì lại giảm theo từng năm, nguyên nhân là do sự gia tăng của tài sản nợ khác.

Tài sản nợ khác vào năm 2017 là 25,837.4 chiếm tỷ trọng 2.3% tổng nguồn vốn, đến năm 2018 bỗng tăng gấp 8 lần là 234,708.6 triệu đồng, và năm 2019 vẫn tiếp tục tăng lên thành 573,926.8 triệu đồng. Năm 2018 tăng so với năm 2017 tăng

208,871.2 triệu đồng tương ứng mới mức tăng 808,41%, đến năm 2019 tài sản nợ

khác tăng gần gấp 2.5 lần so với năm 2018, cụ thể sự chệnh lệch giữa 2 năm là

339,218.2triệu đồng tương ứng với mức tăng 144.53%.

Nguồn vốn vay từ các TCTD chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, cụ thể từ năm 2017 đến năm 2019 lần lượt là 771.6 triệu đồng; 1863.4 triệu đồng;

1863.2 triệu đồng; tương ứng với tỷ trọng 0,07%; 0,13%; 0,09% trong tổng nguồn vốn. Điều này lại làm rõ rằng vốn huy động từ KH đã đủ để ngân hàng có thể duy trì hoạt động mà không cần phải vay nhiều từ các TCTD.

Vốn, các quỹ và các nguồn vốn khác tăng nhưng không đáng kể qua các năm và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Nhìn chung, cả tài sản và nguồn vốn của MBBank Huế đều tăng qua các năm, cho thấy rằng MBBank Huế đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên trong thời gian tới, MBBank cần mở rộng hơn nữa để phát huy hết khả năng hiện có của mình, đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao và phát triển cho ngân hàng MBBank Huế nói riêng và ngân hàng MBBank Việt Nam nói chung.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Tuyệt Đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối %

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

I. Tài sản 1,122,331.8 100 1,473,468.4 100 2,019,565 100 351136.6 31,29 546096.6 37,06 Tiền mặt 29,295.8 2,61 21,183.6 1,44 47,954.6 2,37 -8112.2 -27,69 26771 126,38 Tiền gửi tạiTCTD 32,092.8 2,86 14,708.4 1,00 7,329.6 0,36 -17384.4 -54,17 -7378.8 -50,17 Cho vay KH 944,610.6 84,17 1,416,630.6 96,14 1,947,376.4 96,43 472020 49,97 530745.8 37,47 Tài sản cố định 2,166.4 0,19 425.2 0,03 1,756.2 0,09 -1741.2 -80,37 1331 313,03 Tài sản có khác 114,166.2 10,17 20,250.6 1,39 15,148.2 0,75 -93645.6 -82,03 -5372.4 -26,18 II. Nguồn vốn 1,122,331.8 100 1,473,468.4 100 2,019,565 100 351136.6 31,29 546096.6 37,06 Vốn huy động 1,092,588.4 97,35 1,218,814.6 82,72 1,402,231 69,43 126226.2 11,55 183416.4 15,05 Vay từ các TCTD 771.6 0,07 1,863.4 0,13 1,863.2 0,09 1091.8 141,50 -0,2 -0,01 Tài sản nợ khác 25,837.4 2,30 234,708.6 15,93 573,926.8 28,42 208871.2 808,41 339218.2 144,53 Vốn và các quỹ 2,735 0,24 16,048.8 1,09 39,923.8 1,98 13313.8 486,79 23875 148,77 Nguồn vốn khác 399,4 0,04 2,033 0,14 1,620.2 0,08 1633.6 409,01 -412.8 -20,30

Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế

2.1.2.4.2. Tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh

Qua kết quả hoạt động kinh doanh của MB Huế trong giai đoạn năm 2017 – 2019, nhìn chung tình hình kinh doanh của ngân hàng có xu hướng phát triển, tăng trưởng tốt. Nhờ kinh tế của đất nước trong ba năm qua tăng trưởng tốt và môi trường được cải thiện nhiều, nên MBBank Huế đã có bước chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh, an toàn và hiệu quả cao hơn qua các năm.

Về thu nhập

Theo số liệu bảng 6 thì tổng nhu nhập của MB Huế tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tổng thu nhập của ngân hàng là 129.155,1 triệu đồng, đến năm 2018 tổng

thu nhập là 143.692,4 triệu đồng tăng lên 14.537,3 triệu đồng hay tăng 11,26% so

với năm 2017. Đến năm 2019 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 154.439,3 triệu đồng tăng 10.746,9 triệu đồng hay tăng 7,48 % so với năm 2018. Thu nhập của MBBank Huế tăng đều từ năm 2017 đến năm 2019 thể hiện dấu hiệu tốt cho sự phát triển ngân hàng trong giai đoạn này. Tổng thu nhập của MBBank Huế hàng năm tăng là do ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, hoạt động tín

dụng ngày càng hiệu quả. Bởi lẽ có sự tăng trưởng thu nhập qua các năm như vậy là

do ngân hàng đã có sự đổi mới liên tục các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng

phong phú, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại (thẻ, thanh toán điện tử

ngân hàng, các nghiệp vụ phát sinh…) để nhằm tăng thu nhập từ dịch vụ góp phần tăng trưởng thu nhập cho toàn Ngân hàng MBBank.

Quan sát bảng số liệu 6 chúng tathấy được, thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của ngân hàng MBBank Huế (trên 60%). Từ năm 2017, thu

nhập từ lãi cho vay đạt được 86.409,3 triệu đồng, đến năm 2018 đạt đến 92.154,1

triệu đồng tức tăng 5.744,8 triệu đồng tương đương với mức tăng 6,65%. Đến năm 2019, khoản thu lãi cho vay đạt 103.964,5 triệu đồng tức tăng 11.810,4 triệu đồng tức là tăng 12,82% so với năm 2018. Cho thấy tình hình hoạt động cho vay của

ngân hàng có chuyển biến tốt và đạt hiệu quả. Để có được kết quả như vậy, phía

ngân hàng đã có sự xây dựng vững chắc về hệ thống quản lý hoạt động cho vay và quản lý nợ dưới sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia. Đồng thời đào tạo đội ngũ

nhân viên trẻ, năng động, nhạy bén với sự thay đổi của nền kinh tế, tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động trong mọi lĩnh vực, thành thạo về chuyên môn tín dụng, giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

nói chung và các khoản vay nói riêng, hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.

Thu lãi từ hoạt động điều chuyển vốn đem lại thu nhập khá cao chỉ sau thu lãi cho vay cũng được chuyển biến tăng. Cụ thể vào năm 2017 đạt 24.154,6 triệu đồng, đến năm 2018 là 29.557,9 triệu đồng tăng 5.403,3 triệu đồng so với năm 2017, và

năm 2019 đạt đến 30.654,1 triệu đồng mức tăng không đáng kể so với năm 2018.

Về thu nhập từ các hoạt động dịch vụ như dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,

dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ thanh toán toàn cầu, dịch vụ sao kê, dịch vụ thẻ ghi nợ...vào năm 2017 đạt được 5.322,1 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 5.964,7 triệu đồng và đến năm 2019 giảm xuống còn 5.237,3 triệu đồng. Tuy thu nhập từ khoản này

chiếm giá trị không lớn trong tổng thu nhập nhưng vẫn là một khoản thu nhập không

thể thiếu trong các hoạt động của ngân hàng, và đóng vai trò làm tăng tổng thu nhập

của ngân hàng trong giai đoạn này. Nguyên nhân của việc tăng lên này là ngân hàng có sự đầu tư đúng mức trong việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Lượng giao dịch tăng

giúp cho thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cũng tăng lên mà chi phí đầu tư thì phát sinh không quá lớn, cho thấy đây là một lĩnh vực đầu tư hiệu quả.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng được chuyển biến theo xu hướng tăng vào năm 2018 và giảm xuống năm 2019. Cụ thể vào năm 2017 đạt 10.271,4 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 12.128,5 triệu đồng và đến năm 2019 lại giảm còn 11.198 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường này là do, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 thị trường ngoại hối có sự biến chuyển

mạnh, năm 2019 với tỷ giá USD/VNĐ liên tục lên xuống thất thường khiến các nhà

đầu tư không định hướng được giá trị của ngoại tệ. Khác với năm 2017 đến năm

2018 thị trường ngoại hối bình lặng, đạt được mục tiêu tỷ giá năm 2018 không biến

động quá 2-3%. Nắm bắt được tâm lý của các nhà đầu tư ngoại hối, đồng thời có được sự điều hành đúng đắn từ phía các nhà quản lý giúp cho ngân hàng chuyển đổi

từ ngoại tệ sang VNĐ để cho vay tại thời điểm giá đồng ngoại tệ cao, khi tới hạn đổi ngược lại rơi vào thời điểm tỷ giá thấp. Điều đó đem lại cho MBBank Huế một

khoản lợi nhuận không nhỏ. Đồng thời ngân hàng được hưởng lợi nhuận từ việc cho

vay tiền đồng từ nguồn ngoại tệ, chính vì vậy lợi nhuận trong việc kinh doanh ngoại

hối đã góp phần lợi nhuận khá lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 6: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn năm 2017 –2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % I. Tổng doanh thu 129.155,1 100 143.692,4 100 154.439,3 100 14.537,3 11,26 10.746,9 7,48

1. Thu lãi cho vay 86.409,3 66,90 92.154,1 64.13 103.964,5 67,32 5.744,8 6,65 11.810,4 12,82

2. Thu lãi điều chuyển vốn 24.154,6 18,70 29.557,9 20.57 30.654,1 19,85 5.403,3 22,37 1.096,2 3,71

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 5.322,1 4,12 5.964,7 4.15 5.237,3 3,39 642,6 12,07 -727,4 -12,20

4. Thu nhập từ hoạt động KD ngoại hối 10.271,4 7,95 12.128,5 8.44 11.198,0 7,25 1.857,1 18,08 -930,5 -7,67

5. Thu nhập khác 2.997,7 2,32 3.887,2 2.71 3.385,4 2,19 889,5 29,67 -501,8 -12,91

II.Tổng chi phí 113.197,2 100 126.755,4 100 135.352,1 100 13.558,2 11,98 8.596,7 6,78

1. Chi trả lãi tiền gửi 62.512,6 55,22 73.917,0 58.31 82.918,8 61,26 11.404,4 18,24 9.001,8 12,18

2. Chi trả nhân viên 11.651,2 10,29 11.898,6 9.39 11665,0 8,62 247,4 2,12 -233,6 -1,96

3. Chi trả dự phòng 2.791,0 2,47 2.135,5 1.68 3.041,6 2,25 -655,5 -23,49 906,1 42,43

4. Chi khác 36.242,4 32,02 38.804,3 30.61 37.726,7 27,87 2.561,9 7,07 -1.077,6 -2,78

III. Lợi nhuận 15.957,9 100 16.937,0 100 19.087,2 100 979,1 6,14 2.150,2 12,70

Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế

Tăng thu nhập bao giờ cũng đi đôi với việc tăng chi phí phải bỏ ra, bởi vì hoạt động

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)