PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Nhận thấy Thừa Thiên Huếlà một tỉnh đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc -
Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung; tốc độ tăng trưởng kinh tếbìnhquân giai đoạn 2000 -2005 đạt gần 9,5%/năm, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch - dịch vụchiếm gần 78% trong GDP; nhu cầu vềcác sản phẩm, dịch vụngân hàng trong quá trình phát triển là rất lớn.Vì vậy MB đã quyếtđịnh thành lập chi nhánh tại thành phốHuế.
Ngày 12 tháng 02 năm 2007, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chính thức khai trương chi nhánh thứ 39 toàn hệ thống và là chi nhánh đầu tiên tại thành phố Huế. Ngân hàng hiện đang đăng kí kinh doanh tại địa chỉ số 07 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngân hàng có tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam – chi nhánh Huế, tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank–Hue branch, tên viết tắt là MB Huế, với mã số thuế là 0100283873-019. Việc ra đời chi nhánh Ngân hàng Quân Đội tại Huế nhằm tăng cường sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao hình ảnh của MB tại khu vực miền Trung, giúp MB thực thi chiến lược phát triển “Trởthành một ngân hàng đô thị, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho các tổ chức và dân cư”, đồng thời giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận và sửdịch các dịch vụtài chính, ngân hàng nhiều tiện ích.
Hiện nay ngoài chi nhánh tại số 07 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Hội,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngân hàng còn phát triển 3 phòng giao dịch ở trên địa bàn thành phố Huế để thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng:
Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền: Số 67 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Thành, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phòng giao dịch Nam Trường Tiền: Số 11 Lý Thường Kiệt, phường Phú
Nhuận, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phòng giao dịch Nam Vĩ Dạ: Số 109 Phạm Văn Đồng, phường Vĩ Dạ, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong những ngày đầu thành lập, MB Huế đã gặp phải nhiều khó khăn bởi lý do là một trong những ngân hàng đầu tiên có mặt tại địa bàn Thừa Thiên Huế, thêm vào đó nữa là tâm lý e ngại sự thay đổi của người dân huế. Mặc dù vậy, bằng năng lực và những chính sách khách hàng của mình. MB Huế đã tháo gỡ được những khó khăn ban đầu tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng người dân Huế.
Hiện nay MB Huế đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng luôn cố gắng hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời tạo bền vững cho sự phát triển và hội nhập của các nước trong khu vực và quốc tế. Và ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường.
Sứ mệnh của MB:
Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng Tầm nhìn của MB:
Trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng Bản sắc văn hóa của MB:
Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả
Đoàn kết – Kỷ luật – Tận Tâm
Logo cũ Logo mới
Hình 1: Logo của Ngân hàng Quân Đội Việt Nam
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
PGĐ Kinh doanh PGĐ Dịch vụ Phòng KHDN Phòng DVKH Phòng KHCN Phòng GD Bắc Trường Tiền Phòng GD Nam Trường Tiền Phòng GD Nam Vĩ Dạ BP DVKH BP Hỗ trợ tín dụng BP Hành chính BP Ngân quỹ BP DVKH BP QHKH BP DVKH BP QHKH BP DVKH BP QHKH
Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Huế
Sơ đồ4:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Huế
2.1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu mọi trách nhiệm chung đối với hoạt động của ngân hàng.
Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHNN, trực tiếp quản lí các bộ phận.
Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền, Nam Trường Tiền, Nam Vĩ Dạ:Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng: Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm cho khách hàng. Quản lí, chịu trách nhiệm về hồ sơ thông tin khách hàng, hồ sơ tài khoản và giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Hướng dẫn cho khách hàng và
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng.
Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân. Khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí sản phẩm. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩn dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Chủ động tiềm kiếm khách hàng có như cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng. Tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các tổ, bộ phận nghiệp vụ khác để hoàn thiện hồ sơ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Chăm sóc khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thịphần, bảo vệ thương hiệu của ngân hàng.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cách doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng. Là bộ phận kiếm khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hoặc sử
dụng các dịch vụcủa ngân hàng. Quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng. Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
Bộ phận Dịch vụ khách hàng: Tìm hiểu cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nắm bắt các thông tin của khách hàng
Bộ phận Hỗ trợ tín dụng: Tìm hiểu, liên kết, hỗ trợ các bộ phận khách giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ tín dụng.
Bộ phận Hành chính: Quản lí, thực hiện các quy định về chính sách cán
bộ về tiền lương, BHXH, BHYT, mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Bộ phận Ngân quỹ:Là bộ phận nghiệp vụ quản lí an toàn của kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Bộ phận Quan hệ khách hàng: Là bộ phận trực tiếp xây dựng tạo mối quan hệ với khách hàng, cũng như chăm sóc khách hàng để từ đó khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
2.1.2.3. Tình hình lao động tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
Cùng với sự phát triển và mở rộng, đội ngũ nhân viên của ngân hàng Quân Đội cũng có sự thay đổi theo xu hướng tăng lên theo từng năm. Để nhận thấy rõ hơn chiều hướng biến đổi về nguồn nhân lực của ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Huế,
chúng ta xem xét các đặc điểm nguồn nhân lực của MBBank Huế qua 3 năm: 2017, 2018, 2019, với hai tiêu chí là: Giới tính và trình độ.
Cụ thể tổng số lao động của năm 2018 là 55 người tăng 2 người (tương ứng với 3,77%) so với năm 2017. Đến năm 2019 số lao động tiếp tục tăng thêm 2 người
(tương ứng với 3,64%) nâng tổng số lao động lên 57 người. Qua đó, có thể thấy số lượng lao động tại ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Huế qua các năm đều tăng về cả tuyệt đối lẫn tương đối, nhưng số lượng tăng không đáng kể. Tuy nhiên với sự phát triển và mở rộng các chi nhánh cũng như để phục vụ khách hàng tốt hơn. MBBank Huế luôn bổ sung số nhân sự nhất định.
Bảng 4: Tình hình lao động tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn từ năm 2017 –2019
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
SL % SL % SL % 2018/2017 2019/2018 1. Phân theo giới tính Nam 19 35,85 20 36,36 21 36,84 1 5,26 1 5 Nữ 34 64,15 35 63,64 36 63,16 1 2,94 1 2,86 2. Phân theo trình độ Đại học 50 94,34 52 94,54 54 94,73 2 4% 2 3,85 Cao đẳng, trung cấp 02 3,77 02 3,64 02 3,51 0 0 0 0 Trung học phổ thông 01 1,89 01 1,82 01 1,76 0 0 0 0 Tổng số lao động 53 100 55 100 57 100 2 3,77 2 3,64
Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
Phân theo giới tính
Qua bảng 4,chúng ta có thể nhận ra có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và nữ, và một điều dễ nhận thấy rằng cả lao động nam nữ tăng dần qua từng năm, tuy nhiên lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn lao động nam. Cụ thể, năm 2017 số lao động nữ là 34 người, chiếm 64,15% trong cơ cấu lao động; số lao động nam chỉ
là 19 người, chiếm 35,85%. Đến năm 2018 số lao động nữ tiếp tục tăng lên 35 người và chiếm 63,64% trong khi đó lao động nam là 20 người, chiếm 36,36%.
Năm 2019 vẫn chưa có sự thay đổi tỷ lệ đáng kể, lao động nữ là 36 người, chiếm 63,16 %, lao động nam tăng lên 21 người chiếm tỷ trọng 36,84%.
Biểu đồ1: Lao động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội –chi nhánh Huế phân theo giới tính
Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế
Đặc thù ngành ngân hàng là thường xuyên tiếp xúc giao dịch trực tiếp với khách hàng mà nhân viên nữ lại thường có ưu thế về mặt ngoại hình, giọng nói,
cách cư xử hơn. Mặc khác các ngân hàng thường để nhân viên nữ làm việc tại các
19 20 21 34 35 36 0 10 20 30 40 50 60 2017 2018 2019 Nữ Nam ĐVT:Người
quầy giao dịch và các vị trí này thường chiếm lượng nhân viên rất lớn. Vì vậy số lượng lao động nữ luôn cao hơn số lượng lao động nam.
Phân theo trình độ
Lao động chủ yếu của ngân hàng chủ yếu thuốc trình độ đại học, cao đẳng. Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học qua 3 năm chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động. Cụ thể năm 2017, lao động có trình độ đại học là 50 người chiếm 94,34%, lao động có trình độ cao đẳng trung cấp là 2 người, chiếm 3,77%, lao động trung học phổ
thông chỉ có 1 người chiếm 1,89%. Điều đáng chú ý là qua hai năm 2018 và năm 2019, chỉ có số lao động trình độ đại học tăng lên, và số lao động theo cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông không thay đổi. Cụ thể, năm 2018 lao động có trình độ đại học tăng lên 2 người (tương ứng 4%) so với năm 2017. Năm 2019 lao động có trình độ đại học tăng lên 2 người (tương ứng 3,85%) so với năm 2018. Điều này thể hiện mục đích của ngân hàng nhằm nâng cao trình độ lao động cũng như chất lượng của nhân viên thông qua tuyển dụng lao động có kiến thức để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng và yêu cầu về công việc ngày càng khó khăn hơn. Đồng thời trong bối cảnh các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt, cũng như ưu thế về kinh nghiệm, công nghệ của các ngân hàng nước ngoài.
Với đội ngũ nhân sự chất lượng sẽ là nhân tố quan trọng giúp MB Huế dành lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Chính vì vậy, MB Huế cần có những chính sách hỗ trợ cũng như khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn.
2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội –chinhánh Huế từ năm 2017 –2019 nhánh Huế từ năm 2017 –2019
2.1.2.4.1. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn
Để có một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của ngân hàng, chúng ta
tiến hành xem xét bảng tình hình tài sản nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn 2017 –2019.
Qua bảng 5nhìn chung có thể nhậnra rằng tổng tài sản và tổng nguồn vốn của
ngân hàng trong 3 năm tăng đều từ năm 2017 – 2019. Năm 2017 là 1,122,331.8 triệu đồng, năm 2018 là 1,473,468.4 triệu đồng và năm 2019 là 2,019,565 triệu đồng; năm 2018 so với năm 2017 tăng 351,136.6triệu đồng hay tăng 31,29%, năm 2019 so với năm 2018 tăng 546,096.6 triệu đồng hay tăng 37,06%. Sở dĩ tăng như vậy là nhờ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, làm tốt các chương trình thu hút khách hàng, các chương trình khuyễn mãi gia tăng một lượng lớn khách đến với ngân hàng, điều này phù hợp với việc hoạt động ngày một lớn hơn của ngân hàng và nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.
Về Tài sản
Khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng. Vì cho vay là hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Cụ thể, cho vay khách hàng năm 2017 là
944,610.6 triệu đồng chiếm 84,17%, năm 2018 tăng lên thành 1,416,630.6 triệu đồng chiếm 96,14% và năm 2019 là 1,947,376.4 triệu đồng chiếm 96,43%. Năm 2018 so với năm 2017 khoản cho vay khách hàng tăng 472020 triệu đồng hay tăng
49.97%; năm 2019 so với năm 2018 tăng 530,745 triệu đồng hay tương ứng với mức tăng 37.47%. Chỉ tiêu này không ngừng tăng lên trong năm chứng tỏ ngân hàng đã có những thành công nhất định trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng còn chậm vì vậy ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc đầu tư vào các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng.
Hoạt động gửi tiền tại các TCTD, NHNN có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017 tiền gửi tại các TCTD, NHNN là 32,092.8 triệu đồng chiếm 2,86% tổng tài sản, năm 2018 giảm xuống còn 14,708.4 triệu đồng chiếm 1%, năm 2019 tiếp tục giảm xuống còn 7,329.6 triệu đồng chiếm 0,36%. Năm 2018 so với năm 2017 giảm
17,384.4 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 54,17%), năm 2019 so với năm
2018 lại tiếp tục giảm 7,378.8 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 50,17%). Tiền gửi tại các TCTD, NHNN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo về
quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, NHHHbảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Giá trị tiền mặt cũng thay đổi không ổn định qua 3 năm. Tiền mặt năm 2018 là
21,183.6 triệu đồng so với năm 2017 giảm 8,112.2 triệu đồng tương ứng với mức giảm 27,69%, năm 2019 giá trị tiền mặt là 47,954.6 triệu đồng so với năm 2018 tăng 26,771 triệu đồng tương ứng với mức tăng 126,38%. Để tránh tình trạng rủi ro thanh khoản, ngân hàng luôn có sẵn một lượng tiền mặt vừa đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và các khoản tín dụng theo cam kết. Tuy nhiên giao dịch và thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là xu thế tất yếu của thế giới, nên tỷ lệ tiền mặt trong tài sản hiện đang giảm dần qua các năm.
Tài sản cố định bao gồm máy móc và thiết bị như máy tính, máy in,… đều là những tài sản sử dụng lâu dài, mặt khác vẫn còn rất nhiều máy móc, thiết bị đã được đầu tư từ lâu nhưng vẫn còn sử dụng được nên chỉ tiêu này chiếm một phần rất nhỏ