Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Giới thiệu chung về bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm
2.2.5. Triệu chứng, bệnh tích bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm
2.2.5.1. Triệu chứng
Trong tự nhiên, thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày, khi gây bệnh thí nghiệm thời gian nung bệnh ngắn hơn.
Bệnh ở gà con thường nặng, dấu hiệu đầu tiên là hiện tượng cảm mạo xuất hiện cùng lúc trong đàn. Gà bệnh mệt mỏi, kém ăn, sổ mũi, chảy nước mắt và hay hắt hơi. Gà con tách đàn, tụ tập thành đám, rúc đầu vào cánh run rẩy... Giai đoạn sau của bệnh viêm lan sâu vào phần dưới đường hô hấp, dịch thẩm xuất tích tụ nhiều làm cho gà càng khó thở. Bệnh kéo dài đến 2 tuần, gà chết do ngạt thở (Cumming, 1969).
Ở gà trên 6 tháng tuổi, triệu chứng cảm cúm thường không thể hiện rõ, viêm nhẹ phần sau đường hô hấp nên hiện tượng khó thở không điển hình. Gà đẻ bị bệnh sản lượng trứng giảm, một số con ngừng đẻ hẳn. Trứng thường bị biến dạng, giòn, dễ vỡ (Eck., 2013). Một số trường hợp bệnh nặng ở gà lớn có hiện tượng phù đầu. Nếu kế phát các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do
Mycoplasma và một số loại virus khác, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và nặng hơn.
2.2.5.2. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu ở hệ thống hô hấp: gà con bệnh tích thường ở phần trên, gà trên 1 tháng tuổi và gà lớn bệnh tích tập trung ở phần sau đường hô hấp. Niêm mạc mũi, khí quản Sung huyết, phù và trên bề mặt phủ một lớp niêm dịch nhớt, lẫn bọt. Niêm mạc phế quản và lòng phế nang Sung huyết, chứa dịch thẩm xuất có fibrin, có trường hợp dịch nhiều làm tắc khí quản và phế quản (Winter fild & Hitcher, 1962)
Ở gà đẻ bị bệnh, buồng trứng bị teo, ống dẫn trứng ngắn lại, không phát triển, trứng non bị vỡ trong xoang bụng...(Crinion., 1971).