Phương pháp xác định hiệu giá virus IB-H120 trên trứng gà có phôi

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sản Xuất Và Thử Nghiệm Vắc Xin Vô Hoạt Nhị Giá Nd-Ib Phòng Bệnh Newcastle Và Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gia Cầm (Trang 46 - 47)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.5. Phương pháp xác định hiệu giá virus IB-H120 trên trứng gà có phôi

- Đối với giống virus được đông khô, tiến hành hoàn nguyên bằng dung dịch PBS (hoặc nước muối sinh lý 0,9%) vô trùng.

-Dùng dung dịch PBS (hoặc nước muối sinh lý 0,9%) pha loãng virus theo cơ số 10 để có dãy nồng độ từ 10-1 đến 10-10.

-Gây nhiễm virus ở các nồng độ pha loãng vào xoang niệu nang của trứng gà có phôi 9-11 ngày tuổi, mỗi nồng độ 5 quả, mỗi quả 0,1ml. 5 quả không tiêm làm đối chứng.

-Trứng sau gây nhiễm được theo dõi hàng ngày trong 5-7 ngày.

-Những trứng chết phôi trước 24 giờ được loại bỏ.

-Những trứng chết từ sau 24 giờ đến 5-7 ngày được cất tủ lạnh 2 -80C.

-Sau 5-7 ngày toàn bộ trứng sống được giết phôi ở 2-80C qua đêm hoặc ít nhất 4 tiếng trước khi đọc kết quả. Ghi kết quả trứng sống, chết ở các nồng độ.

-Đánh giá sự có mặt virus IB dựa vào bệnh tích đặc trưng trên phôi:

+ Dương tính: Phôi chết sớm hoặc còi cọc (phôi lùn), cơ thể uốn cong hình cầu, một số tích urat ở thận, những phôi chết có hiện tượng xuất huyết toàn thân.

+ Âm tính: Phôi phát triển bình thường so với đối chứng âm

-Ghi kết quả ở các nồng độ pha loãng

-Tính toán liều gây nhiễm 50% (EID50) theo phương pháp Reed- Muench. Tỷ lệ phôi nhiễm (%) = Số lượng nhiễm/ (Tổng số nhiễm + Tổng số không nhiễm) x 100

A - 50

EID50 = x (b – a) + a A – B

A: là tỉ lệ % phôi nhiễm cận trên 50%. B: là tỉ lệ % phôi nhiễm cận dưới 50%.

a: liều gây nhiễm phôi cận trên 50% tính theo độ pha loãng virus. b: liều gây nhiễm phôi cận dưới 50% tính theo độ pha loãng virus.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sản Xuất Và Thử Nghiệm Vắc Xin Vô Hoạt Nhị Giá Nd-Ib Phòng Bệnh Newcastle Và Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gia Cầm (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)