Kết quả thử nghiệm vắc xin vô hoạt ND-IB tại Công ty Cổ phần Thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sản Xuất Và Thử Nghiệm Vắc Xin Vô Hoạt Nhị Giá Nd-Ib Phòng Bệnh Newcastle Và Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gia Cầm (Trang 77)

D anh mục bảng

4.5. Kết quả thử nghiệm vắc xin vô hoạt ND-IB tại Công ty Cổ phần Thuốc

TY CỔPHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG 5

Sau khi kiểm tra chất lượng vắc xin đạt yêu cầu về các chỉ tiêu: vô trùng, an toàn, hiệu lực; chúng tôi tiến hành thử nghiệm vắc xin trên các đàn gà thí nghiệm với quy mô nhỏ tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung Ương 5.

Mục đích thử nghiệm vắc xin nhằm đánh giá đáp ứng miễn dịch, các phản ứng phụ không mong muốn có thể xảy ra trong điều kiện chăn nuôi thông thường.

Hai đàn gà 3 tuần tuổi (Lương Phượng trắng và gà Ai cập), mỗi đàn 100 con, trong đó 50 con đã được miễn dịch cơ sở và 50 con chưa được miễn dịch cơ sở.

Lô thí nghiệm 1: 50 con gà Lương Phượng chưa được miễn dịch cơ sở Lô thí nghiệm 2: 50 con gà Lương Phượng đã được miễn dịch cơ sở Lô thí nghiệm 3: 50 con gà Ai Cập chưa được miễn dịch cơ sở Lô thí nghiệm 4: 50 con gà Ai Cập đã được miễn dịch cơ sở

Gà được nuôi tại các khu vực riêng biệt tại khu chăn nuôi động vật thí nghiệm trong phạm vi Công ty với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện chuồng nuôi như nhau.

Trước khi sử dụng vắc xin, tiến hành lấy máu, kiểm tra kháng thể kháng virus Newcastle bằng phản ứng HI, kiểm tra kháng thể kháng virus IB bằng phản ứng ELISA.

Khi gà 21 ngày tuổi, chúng tôi tiến hành sử dụng vắc xin theo đường tiêm bắp, mỗi con 1 liều vắc xin theo quy định. Sau khi sử dụng vắc xin, tại các thời điểm 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày; chúng tôi bắt ngẫu nhiên mỗi lô 20 con, chắt lấy huyết thanh, kiểm tra kháng thể kháng virus Newcastle bằng phản ứng HI, kiểm tra kháng thể kháng virus IB bằng phản ứng ELISA.

Kết quả thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.30.

Theo kết quả bảng 4.30, chúng tôi xác định được tỷ lệ gà sống của từng lô thí nghiệm theo thứ tự là 96%, 96%, 98% và 100%.

Ở 2 giống gà đều có sự chênh lệnh rõ rệt về hiệu giá kháng thể kháng virus Newcaste và virus IB ở gà đã được miễn dịch cơ sở tiêm vắc xin và gà chưa được miễn dịch cơ sở từ thời điểm 14 ngày đến 56 ngày sau tiêm vắc xin.

Cả 4 lô thí nghiệm, gà sau khi sử dụng vắc xin, hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle và IB tăng dần và đạt cao nhất ở thời điểm 42 ngày sau khi sử dụng vắc xin, tại lô thí nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle lần lượt là: 7,2 log2; 8,3 log2; 7,3 log2; 8,1 log2. Sau đó hàm lượng kháng thể của cả 4 lô giảm dần.

Về độ dài miễn dịch của vắc xin, chúng tôi mới chỉ kiểm tra được biến động kháng thể newcastle và IB trên gà 21 ngày tuổi được tiêm một mũi vắc xin, sau hơn 2 tháng hiệu giá kháng thể newcastle và IB vẫn đạt ngưỡng bảo hộ ở cả gà đã được miễn dịch cơ sở và gà chưa được miễn dịch cơ sở.

Bảng 4.30. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể (HI, ELISA) của gà sau khi sử dụng vắc xin vô hoạt ND-IB Thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi Lô Thí nghiệm 1 Lô Thí nghiệm 2 Lô Thí nghiệm 3 Lô Thí nghiệm 4

Gà thí nghiệm (con) 50 50 50 50 Số gà sống (con) 48 48 49 50 Tỷ lệ sống (%) 96 96 98 100 Số mẫu mỗi lần kiểm tra kháng thể 20 20 20 20 Hiệu giá kháng thểtrước sử dụng vắc xin ND (log2) 2,70 ± 0,15 5,30± 0,21 1,40± 0,12 4,70± 0,26 IB (s/p trung bình) 0,05 ± 0,01 0,25 ± 0,10 0,06 ± 0,02 0,25 ± 0,15

Sau sử dụng vắc xin 14 ngày ND (log2) 5,20 ± 0,19 5,80± 0,17 4,90 ± 0,14 5,7± 0,16

IB (s/p trung bình) 0,32 ± 0,11 0,55 ± 0,13 0,32 ± 0,10 0,56 ± 0,12

Sau sử dụng vắc xin 21 ngày ND (log2) 6,40 ± 0,19 7,20± 0,17 6,20± 0,16 7,10± 0,21

IB (s/p trung bình) 0,51 ± 0,11 0,75 ± 0,15 0,48 ± 0,13 0,79 ± 0,12

Sau sử dụng vắc xin 28 ngày ND (log2) 6,80 ± 0,18 7,90± 0,25 6,90 ± 0,12 7,70± 0,22

IB (s/p trung bình) 0,72 ± 0,18 0,85 ± 0,16 0,71 ± 0,12 0,86 ± 0,15

Sau sử dụng vắc xin 35 ngày ND (log2) 6,70 ± 0,18 7,90± 0,25 6,50 ± 0,24 7,80± 0,26

IB (s/p trung bình) 0,95 ± 0,10 1,23 ± 0,13 0,93 ± 0,16 1,22 ± 0,12

Sau sử dụng vắc xin 42 ngày ND (log2) 7,20 ± 0,15 8,30± 0,26 7,30 ± 0,11 8,10± 0,23

IB (s/p trung bình) 1,02± 0,15 1,31 ± 0,18 1,02 ± 0,15 1,31 ± 0,18

Sau sử dụng vắc xin 49 ngày ND (log2) 6,80 ± 0,14 7,60± 0,36 6,70 ± 0,22 7,40± 0,21

IB (s/p trung bình) 0,94 ± 0,09 1,02 ± 0,15 0,92 ± 0,08 1,01 ± 0,13

Sau sử dụng vắc xin 56 ngày ND (log2) 6,50 ± 0,12 7,30± 0,24 6,30 ± 0,21 7,10± 0,14

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Đặc tính sinh học của chủng giống sản xuất vắc xin

- Đặc tính sinh học giống virus Newcastle chủng LaSota dùng để sản xuất vắc xin vô hoạt ND-IB thích nghi trên trứng gà có phôi, ổn định qua các đời cấy chuyển; hiệu giá virus của giống là 108,5/0,1ml, chỉ số độc lực của virus khi tiêm não gà 1 ngày tuổi ICPI = 0,175; chỉ số gây chết gà khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi IVPI = 0.

- Đặc tính sinh học giống virus IB chủng H120 dùng để sản xuất vắc xin vô hoạt ND-IB ổn định qua 5 đời cấy chuỷen, thích nghi trên trứng gà có phôi, hiệu giá virus của giống là 105,68/0,1ml.

5.1.2. Xác định liều cơ bản vắc xin đơn giá

- Chất bất hoạt tối ưu sử dụng trong sản xuất vắc xin vô hoạt ND-IB là formalin, 0,2%. Vắc xin được phối trộn với chất bổ trợ dầu (Montanide ISA 71RVG (Seppic).

- Nồng độ kháng nguyên có trong 1 liều vắc xin LaSota: 108EID50/liều, nồng độ kháng nguyên có trong 1 liều vắc xin IB-H120: 106EID50/liều.

5.1.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất vắcxin vô hoạt ND-IB

- Lựa chọn nghiệm thức cho kết quả tối ưu dùng để phối trộn vắc xin vô hoạt dựa trên kết quả đánh giá 9 nghiệm thức phối trộn vắc xin với chất bổ trợ dầu. Liều virus sử dụng trong phối trộn vắc xin là 8.105 EID50/liều đối với virus IB-H120 và 16.107 EID50/liều kháng nguyên virus Newcastle chủng Lasota.

- Xây dựng quy trình sản xuất vắc xin vô hoạt ND-IB quy mô phòng thí nghiệm.

5.1.4. Sản xuất thử nghiệm

- Sản xuất được 03 lô vắc xin vô hoạt nhũ dầu ND-IB quy mô 2000-3000 liều.

5.1.5. Kiểm nghiệm vắc xin

- 3 lô vắc xin nhũ dầu phòng bệnh Newcastle và bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm đạt tiêu chuẩn vô trùng, các chỉ tiêu vật lý, an toàn trên gà 3 tuần tuổi với liều gấp đôi liều quy định.

- Cả 3 lô vắc xin đều đạt tiêu chuẩn hiệu lực, vắc xin bảo hộ 90% đối với 2 bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm trên gà 3 tuần tuổi.

5.1.6. Thử nghiệm vắc xin

- Vắc xin được thử nghiệm trên diện hẹp thưc hiện trên gà 3 tuần tuổi đã có miễn dịch cơ sở và chưa có miễn dịch cơ sở, sau 56 ngày sử dụng vắc xin vẫn bảo hộ được với cả 2 bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu thêm việc sử dụng vắc xin vô hoạt ND-IB cho các lứa tuổi khác nhau, nghiên cứu độ dài miễn dịch của gia cầm sử dụng vắc xin.

- Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thử nghiệm vắc xin nước ngoài cùng loại để so sánh, đánh giá chất lượng vắc xin sản xuất trong nước với vắc xin nhập ngoại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Al-Garib S. O., Gruys E., Gielkens A. L. J. & Koch G. (2003). Detection of antibody- forming cells directed against Newcastle disease virus and their immunoglobulin class by double immunoenzyme histochemistry.

Aldous E. W., Mynn J. K., Banks J. & Alexander D. J. (2003). A molecular epidemiological study of avian paramyxovirus type 1 (Newcastle disease virus) isolates by phylogenetic analysis of a partial nucleotide sequence of the fusion protein gene. Avian Pathol. 32: 239-256.

Alexander D. J. (1988). Newcastle Disease Virus — an Avian Paramyxovirus. Newcastle Disease. Developments in Veterinary Virology. 8: 11-22.

Bùi Ngọc Anh (2013). Nghiên cứu và xác định độc lực của một số chủng và biến chủng virus Newcastle lưu hành tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 06/2012 - 12/2013.

Bùi Trần Anh Đào (1999). Kiểm soát sự cảm nhiễm virus gây bệnh Newcastle, Gumboro và viêm phế quản truyền nhiễm trên gà thịt. Hiệu quả phòng bệnh và hiệu quả kinh tế của chương trình vaccin phòng 3 bệnh trên tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Khoa sau đại học, Đại học Nông lâm TPHCM.

Cavanagh D., Davis P. J. & Mockett, A.P. (1988). Amino acids within hypervariable region 1 of avian coronavirus IBV (Massachusetts serotype) spike glycoprotein are associated with neutralization epitopws. Virus Res. 11: 141-150.

Cavanagh D., Davis P. J. & Cook J. K. (1992). Infectious bronchitis virus: evidence for recombination within the Massachusetts serotype. Avian Pathology. 21(3): 401-408. Cumming, R.B. (1970). Avian infectious bronchitis. Adv.vet.Sci.Comp.Med.14: 105-148 Czegledi A., Ujvari D., Somogyi E., Wehmann E., Werner O. & Lomniczi B. (2006).

Third genome size category of avian paramyxovirus serotype 1 (Newcastle disease virus) and evolutionary implications. Virus Res. 120: 36-48.

Diel D. G., Da Silva L. H., Liu H., Wang Z., Miller P. J. & Afonso C. L. (2012). Genetic diversity of avian paramyxovirus type 1: proposal for a unified nomenclature and classification system of Newcastle disease virus genotypes. Infect Genet. Evol. 12: 1770-1779.

Eck J.H.H. (1983). Effects of experimental infection of fowl with EDS 76 virus, infectious bronchitis virus, and/or fowl adenovirus on laying performane. Vet. Q. 5: 11-25

Kim L. M., King D. J., Curry P. E., Suarez D. L., Swayne D. E., Stallknecht D. E., Slemons R. D., Pedersen J. C., Senne D. A., Winker K. & Afonso C. L. (2007). Phylogenetic diversity among low-virulence newcastle disease viruses from waterfowl and shorebirds and comparison of genotype distributions to those of poultry-origin isolates. J Virol. 81: 12641-12653.

Liang R., Cao D. J., Li J. Q., Chen J., Guo X., Zhuang F. F. & Duan M. X. (2002). Newcastle disease outbreaks in western China were caused by the genotypes VIIa and VIII. Vet. Microbiol. 87: 193-203.

Lindblad E. (2004). Aluminium adjuvants--in retrospect and prospect. Vaccine. 22: 3658-3668.

Loke C. F., Omar A. R., Raha A. R. & Yusoff K. (2005). Improved protection from velogenic Newcastle disease virus challenge following multiple immunizations with plasmid DNA encoding for F and HN genes. Vet. Immunol. Immunopathol. 106: 259-267.

Mai Hoàng Việt (1999). Thử nghiệm quy trình phòng bệnh cho gà bằng vắc xin Niucatxơn chịu nhiệt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 6(4): 41-47.

Maminiaina O. F., Gil P., Briand F. X., Albina E., Keita D., Andriamanivo H. R., Chevalier V., Lancelot R., Martinez D., Rakotondravao R., Rajaonarison J. J., Koko M., Andriantsimahavandy A. A., Jestin V. & Servan d. A. (2010). Newcastle disease virus in Madagascar: identification of an original genotype possibly deriving from a died out ancestor of genotype IV. PLoS. One. 5: e13987.

Miller P. J., Haddas R., Simanov L., Lublin A., Rehmani S. F., Wajid A., Bibi T., Khan T. A., Yaqub T., Setiyaningsih S. & Afonso C. L. (2015). Identification of new sub-genotypes of virulent Newcastle disease virus with potential panzootic features. Infect Genet. Evol. 29: 216-229.

Nagy E., Krell P. J., Dulac G. C. & Derbyshire J. B. (1991). Vaccination against Newcastle disease with a recombinant baculovirus hemagglutinin-neuraminidase subunit vaccine. Avian Dis. 35: 585-590.

Nguyễn Bá Hiên (2013). Bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi và biện pháp khống chế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 376-386.

Nguyễn Bá Huệ, Nguyễn Thu Hồng & Trần Thị Hường (1980). Các chủng vi-rút cường độc Niu-cát-xơn gây ra các vụ dịch lớn trong các xí nghiệp ở nước ta và hướng phòng bệnh. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y 1968-1978. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 19-30.

Nguyễn Thị Phương Duyên, Thân Thị Hạnh & Đỗ Văn Khiên (1988). Kết quả sản xuất thử nghiệm vắc xin Niucátxơn chịu nhiệt tại khu vực miền Trung. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 5(4): 43-48.

Nguyễn Thu Hồng (1990). Kết quả nghiên cứu sử dụng vắc xin thích hợp phòng bệnh Niu-cát-xơn trong các cơ sở chăn nuôi tập trung ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y 1985 -1989. 80-85.

Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Thị Yên Hưng & Nguyễn Thúy Duyên (1998). Nghiên cứu lịch sử sử dụng vắc xin V4 phòng bệnh Niucatxơn cho gà trong chăn nuôi tập trung. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 5(1): 52-60.

Oie (2008). Avian Infectious Bronchitis, chapter 2. 3. 2.

Oie (2015). Newcastle disease. Manual of Diagnostic Tests and Vaccines for Terrestrial Animals 2015, OIE Terrestrial Manual 2012, Chapter 2.3.14.

Phan Văn Lục (1994). Một số đặc điểm dịch tễ bệnh Newcastle và lịch vắc-xin phòng bệnh thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.

Razmarai N., Toroghi R., Babaei H., Khalili I., Sadigh-Eteghad S. & Froghy L. (2012). Immunogenicity of commercial, formaldehyde and binary ethylenimine inactivated Newcastle disease virus vaccines in specific pathogen free chickens. Archives of Razi Institute. 67(1): 21-25.

Roussan D. A., Khawaldeh G. Y. & Shaheen I. A. (2009). Infectious bronchitis virus in Jordanian chickens: Seroprevalence and detection. The Canadian Veterinary Journal. 50: 77-80.

Seyfi A. S., M.R.,, Mayahi M., Assasi K. & Charkhkar S. (2004). A survey of the prevalence of infectious bronchitis virus type 4/91 in Iran. Acta Vet. Hung.

52(2): 163-166.

Sherif N. A. Y. (2005). Determination of formalin in animal and poultry inactivated vaccines using different methods. Beni-Suef Vet Med J. 15(2): 34-39.

Shimazaki Y., Horiuchi T., Harada M., Tanimura C., Seki Y., Kuroda Y., Yagyu K., Nakamura S. & Suzuki S. (2008). Isolation of 4/91 type of infectious bronchitis virus as a new variant in Japan and efficacy of vaccination against 4/91 type field isolate. Avian Diseases. 52: 618-622.

Tsai H. J., Chang K. H., Tseng C. H., Frost K. M., Manvell R. J. & Alexander D. J. (2004). Antigenic and genotypical characterization of Newcastle disease viruses isolated in Taiwan between 1969 and 1996. Vet. Microbiol. 104: 19-30.

Trần Đình Từ (1996). Nghiên cứu phát triển vắc xin chịu nhiệt phòng bệnh Newcastle. Kết quả nghiên cứu Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 1994-1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 119-146.

Trần Đình Từ (2005). Nghiên cứu và phát triển Vắc xin Niucatxon chịu nhiệt tại Công ty thuốc Thú y TƯ2. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 12(4): 98-99.

Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh & Nguyễn Tấn Rõ (2016). So sánh khả năng truyền kháng thể thụ động từ gà mẹ sang gà con ở 3 giống gà thả vườn đối với vắc xin phòng bệnh Newcastle. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 23(3): 50-54. Trần Thanh Vân (1996). Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các biến chủng gây bệnh

viêm phế quản truyền nhiễm trên tỉ lệ chết và sản xuất trứng ở đàn gà bố mẹ giống thịt Hubbard High - Yield. Luận văn thạc sĩ, Khoa sau đại học, Trường Đại học Nông lâm TPHCM.

Trần Văn Hà (2004). Học tập kinh nghiệm "5 điều kết ước phòng toi" (Niucatxon) để ngăn ngừa dịch cúm gà hiện nay. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 11(22): 93-94. Võ Thị Trà An, Nguyễn Thị Kim Yến & Hồ Hoàng Dũng (2012). Phân lập, xác định serotype virus viêm phế quản truyền nhiễm từ gà thịt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 3.

Winterfield R. W. & Hitchner S. B. (1962). Etiology of an infectious nephritis- nephrosis syndrome of chickens. Am. J. Vet. Res. 23: 1273-1279.

Wit J. J. S. d., Cook J. K. A. & Van Der Heijden H. M. J. F. (2011). Infectious bronchitis virus variants: a review of the history, current situation and control measures. Avian Pathology. 40(3): 223-235.

Yu L., Wang Z., Jiang Y., Chang L. & Kwang J. (2001). Characterization of newly emerging Newcastle disease virus isolates from the People's Republic of China and Taiwan. J Clin. Microbiol. 39: 3512-3519.

Zhu J., Hu S., Xu H., Liu J., Zhao Z., Wang X. & Liu X. (2016). Characterization of virulent Newcastle disease viruses from vaccinated chicken flocks in Eastern China. BMC Vet Res. 12: 113.

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vắc xin vô hoạt ND-IB

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sản Xuất Và Thử Nghiệm Vắc Xin Vô Hoạt Nhị Giá Nd-Ib Phòng Bệnh Newcastle Và Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gia Cầm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)