Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 28 - 30)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng ở Việt Nam

Diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây sầu riêng được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam như: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Sông Bé, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… với diện tích ước khoảng hơn 32,3 nghìn ha, sản lượng khoảng 336,9 nghìn tấn/năm. Riêng địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng) ước khoảng 8.000ha. Trong đó Đăk Lăk có 3.100ha đạt sản lượng 32.900 tấn và Lâm Đồng có hơn 3.700 ha với tổng sản lượng đạt 402.000 tấn (Theo số liệu ước tính của sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh năm 2016) (Hoàng Mạnh Cường & cs., 2007). Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam có 2 giống sầu riêng là “sầu riêng mỡ” có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và “sầu riêng đường” có lớp cơm màu vàng như đường mía đã được nhiều người tiêu dùng biết tới. Đến năm 2000 nước ta có trên 59 giống/dòng sầu riêng đã được khảo sát (Nguyễn Minh Châu & cs., 2000) bao gồm cả nguồn giống trong nước và từ nước ngoài du nhập vào nước ta. Trong đó, các giống sầu riêng Monthong và Ri 6 là hai giống chất lượng cao, được trồng chủ yếu ở hầu hết các vùng trồng sầu riêng chính trên cả nước. Hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có khoảng 70 giống (cultivar) khác nhau. Trong đó, giống sầu riêng đường không hạt là giống có triển vọng và được thế giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết. Giống sầu riêng cơm (thịt) ngọt, không có hạt hoặc hạt bị mai một này được quan tâm chọn tạo giống cho sản xuất, đặc biệt là ở Thái Lan và Việt Nam. Khi nhu cầu tiêu thụ trái cây của người tiêu dùng tăng lên thì sầu riêng là một trong những loại quả dễ được tiêu thụ trên thị trường nhất. Do nhu cầu của thị trường tăng mạnh nên trong

phong trào mở rộng diện tích cây ăn quả ở các địa phương hiện nay, sầu riêng là một trong những cây được chú ý phát triển mở rộng diện tích nhiều nhất. Mặc dù sầu riêng được bán với giá cao gấp 5-10 lần những quả thông thường như chuối, ổi, đu đủ nhưng sầu riêng vẫn được thị trường đón nhận và tiêu thụ dễ dàng.

Tuy nhiên, do nông dân chỉ trồng sầu riêng theo tập quán cổ truyền, không tuyển chọn giống và kỹ thuật thâm canh chưa đạt yêu cầu nên năng suất, chất lượng và sản lượng còn thấp so với một số nước trong khu vực. Năng suất sầu riêng của nước ta biến động từ 8-20 tấn/ha trung bình khoảng 10 tấn/ha, sản lượng sầu riêng chủ yếu được tiêu thụ trong nước, tỷ lệ xuất khẩu thấp.

Diện tích và sản lượng sầu riêngở các tỉnh Tây Nguyên

Từ năm 2010 đến năm 2016, sản xuất sầu riêng của nước ta tăng khá mạnh. Diện tích sầu riêng cả nước từ 17,5 ngàn ha lên 33,3 ngàn ha, sản lượng từ 90 ngàn tấn lên hơn 391 ngàn tấn. Trong đó Tây Nguyên diện tích gần 8 ngàn ha và sản lượng trên 85 tấn chiếm tỷ lệ 24% về diện tích và 22% về sản lượng. Bảng 5 dưới đây thống kê diện tích và sản lượng sầu riêng giai đoạn 2010–2016 của 3 tỉnh trồng sầu riêng trọng điểm ở vùng Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk , Đăk Nông và Lâm Đồng).

Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng sầu riêng trên các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2010-2016 Tỉnh Năm 2010 Năm 2016 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Đăk Lăk 1.500 11.300 3.100 32.900 Đăk Nông 505 3.913 1.110 6.376 Lâm Đồng 2.708 16.434 3.767 46.200 Tổng cộng 4.713 31.647 7.977 85.476

Nguồn: Số liệu ước tính từ Sở NN & PTNT các tỉnh Tây Nguyên

Các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng là những địa phương có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn nhất vùng chiếm 86% diện tích và 90,2% sản lượng, tiếp đến là Đăk Nông.

Trong giai đoạn 2010-2016, diện tích và sản lượng sầu riêng của Tây Nguyên tăng nhanh, tốc độ phát triển bình quân về diện tích 17,6 %/năm và sản lượng 28,9 %/năm. Trong đó Đắk Lắk và Đắk Nông có tốc độ phát triển bình

quân về diện tích cao nhất, trung bình trên 21,3 %/năm, Đắk Lắk và Lâm Đồng có tốc độ phát triển bình quân về sản lượng cao nhất trung bình trên 36,2 %/năm. Cho đến năm 2018, diện tích sầu riêng của nước ta là 47 295 ha, sản lượng 478,6 nghìn tấn theo thống kê của Cục trồng trọt năm 2019. Tiềm năng mở rộng diện tích, sản lượng sầu riêng ở Tây Nguyên là rất lớn bằng phương thức trồng xen canh trong vườn cà phê, tiêu với quỹ đất khá lớn có thể phát triển thành vùng sầu riêng trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu trồng giống Monthong chiếm tỷ lệ cao trên 90%. Tại Đắk Lắk giống này chiếm tỷ lệ tới 100% số hộ điều tra. Giống Ri6, Chín hóa, thực sinh chỉ có khoảng dưới 5 % số hộ trồng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai. Sầu riêng Monthong là giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, thịt cơm dày có màu vàng hạt lép nhỏ có hương thơm và vị ngọt, thịt cơm khô có thể bảo quản được lâu chính vì tiêu chí này mà giá thành bán ra của nó khá cao nên được trồng phổ biến ở các vùng trồng sầu riêng chính ở Tây Nguyên. Các giống khác như Ri6, Chín hóa có chất lượng tốt nhưng năng suất thấp, bảo quản không được lâu khó xuất khẩu nên giá thành thấp, chính vì vậy nên tỷ lệ nông hộ trồng các giống này khá thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 28 - 30)