THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM NANO KIM LOẠI BẠC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM NANO KIM LOẠI BẠC

(AG-H) ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN PHYTOPHTHORA

PALMIVORA GÂY BỆNH CHẢY GÔM HẠI THÂN CÂY SẦU RIÊNG

Hiện nay công nghệ nano đang là một lĩnh vực khoa học với tiềm năng ứng dụng to lớn trong đó có nông nghiệp, nhiều vật liệu nano thể hiện khả năng kháng nấm, đặc biệt là các nguyên tố kẽm, đồng và bạc. Trong đó hạt nano bạc có khả năng đề kháng với nhiều nấm bệnh trên thực vật, gây hại nhiều cây trồng nông nghiệp.Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đã thử hoạt tính kháng nấm của nano kim loại bạc đối với một số loại nấm gây bệnh trên cây trồng. Tùy từng loại chủng nấm khác nhau mà hiệu lực kháng nấm khác nhau. Để đánh giá hiệu quả và lựa chọn nồng độ thích hợp với Phytophthora palmivora gây bệnh chảy gôm sầu riêng, tiến hành thử hiệu lực ở các nồng độ khác nhau của nano kim loại bạc (Ag-H) đối với tác nhân gây bệnh này.

Thí nghiệm được tiến hành với 6 công thức. Trong đó có 5 công thức xử lý nano bạc với các nồng độ 1ppm, 2ppm, 3ppm, 4ppm, 5ppm và một công thức đối chứng không xử lý. Chỉ tiêu theo dõi là đường kính tản nấm sau 2, 4, 6 ngày xử lý nano bạc. Kết quả thể hiện ở bảng 4.21.

Bảng 4.21. Thử nghiệm hiệu lực của nano kim loại bạc Ag-H đến sự sinh trưởng, phát triển Phytophthora palmivora gây bệnh chảy gôm sầu riêng

STT

Công thức

Đường kính tản nấm các ngày sau nuôi cấy (mm)

2 ngày 4 ngày 6 ngày

D H (%) D H (%) D H (%) 1 1ppm 0,00b 100 4,00b 88,76 13,60b 78,54 2 2ppm 0,00b 100 1,20c 96,62 7,20c 88,64 3 3ppm 0,00b 100 0,00d 100 3,40d 94,63 4 4ppm 0,00b 100 0,00d 100 2,40e 96,21 5 5ppm 0,00b 100 0,00d 100 1,40f 97,79 6 ĐC 21,20a - 35,60a - 63,40a - 7 CV% 3,2 - 3,5 - 3,4 - 8 LSD 0,05 0,24 - 0,40 - 0,67 -

Hình 4.17. Thử nghiệm hiệu lực của nano kim loại bạc (Ag-H) đến sự sinh trưởng, phát triển Phytophthora palmivora (sau 4 ngày TN)

Từ kết quả bảng 4.21 cho thấy Nano bạc (Ag-H) ở các công thức đều có khả năng ức chế đến sự phát triển của Phytophthora palmivora , khả năng ức chế khác nhau ở các nồng độ thí nghiệm khác nhau. Sau 2 ngày theo dõi, ở tất cả các nồng độ thí nghiệm từ 1ppm – 5ppm thì Phytophthora không phát triển, hiệu quả ức chế đạt 100%. Sau 4 ngày thí nghiệm, ở nồng độ 1ppm và 2ppm Phytophthora palmivora phát triển rất chậm, tản nấm mọc co cụm lại và cho thấy hiệu quả ức chế của nano bạc đạt 88,76 – 96,62% trong khi ở nồng độ từ 3ppm-5ppm nấm bệnh không phát triển. Sau 6 ngày theo dõi thí nghiệm cho thấy ở công thức thí

nghiệm nồng độ nano bạc từ 3-5ppm vẫn cho hiệu quả ức chế cao nhất đạt từ 94,63-97,79% trong khi ở nồng độ 1ppm và 2 ppm hiệu quả đạt thấp hơn là 78,54-88,64%.

Qua thí nghiệm cho thấy khả năng ức chế của nano kim loại bạc là rất tốt đối với tác nhân gây bệnh chảy gôm Phytophthora palmivora, có thể ứng dụng để phòng trừ bệnh diện rộng ngoài đồng ruộng.

4.5. TH Tó thể ứng dụng để phòng trPHYTOPHTHORA PALMIVORA

BYTOPHTHORA PALMIVORAhòng trừ bệnh diện rộng n

Trong nghiên cứu này, đã tiến hành lựa chọn và xử lý một số hoạt chất thuốc trừ nấm lên môi trường PDA và tiến hành nuôi cấy Phytophthora palmivora trên môi trường này trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt độ 28°C nhằm đánh giá khả năng ức chế của chúng trong điều kiện invitro. Có 5 loại thuốc phòng trừ nấm được sử dụng để đánh giá hiệu lực ức chế đối với Phytophthora palmivora gồm: Acrobat MZ 90/600 WP, Aliette 800WG, Ridomil Gold 68 WP, Agri-fos 400SL, Anvil 5SC. Kết quả thể hiện ở bảng 4.22:

Bảng 4.22. Khảo sát hiệu lực ức chế Phytophthora palmivora của 5 loại thuốc: Acrobat MZ 90/600 WP, Aliette 800WG, Ridomil Gold 68 WP, Agri-fos 400SL, Anvil 5SC

STT

Tên thuốc

Đường kính tản nấm các ngày

sau nuôi cấy (mm) HL ức chế

(%)

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày

1 Đối chứng 27,60a 47,40a 68,40a 89,60a - 2 Acrobat MZ 90/600 WP 0,00e 0,00e 0,00e 0,00e 100,00 3 Aliette 800WG 1,00d 12,40d 17,00d 20,20d 77,45 4 Ridomil gold 68WP 0,00e 0,00e 0,00e 0,00e 100,00 5 Agri-fos 400 SL 5,00c 19,80c 21,20c 25,00c 72,09 6 Anvil 5SC 10,40b 23,20b 35,40b 47,40b 47,09 CV% 3,4 3,6 2,5 2,1 - LSD 0,05 0,42 0,81 0,77 0,85 -

Các chữ cái khác nhau đứng sau các chữ số chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phép thử của Duncan với độ tin cậy 95%.

Qua kết quả bảng 4.22 cho thấy: các thuốc thử nghiệm có hiệu lực ức chế khác nhau đến sự phát triển của Phytophthora palmivora. Cụ thể:

Hai thuốc là Acrobat MZ 90/600 WP và Ridomil Gold 68 WG có hiệu lực ức chế cao nhất đối với P. Palmivora làm cho chúng không phát triển được khi cấy vào môi trường có pha thuốc sau 2 đến 8 ngày theo dõi, hiệu lực ức chế đạt 100%.

Ở công thức sử dụng thuốc Aliette 800WG, thuốc có hiệu lực ức chế cao đối với sự phát triển của P. palmivora, đường kính tản nấm đạt 1,00 mm sau 2 ngày nuôi cấy và đạt 20,20 mm sau 8 ngày nuôi cấy tương đương hiệu quả ức chế là 77,45% . Tương tự với thuốc Aliette 800 WG thì Agri-fos 400 SL cũng cho hiệu quả ức chế tương đối cao nhưng kém hơn với đường kính tản nấm sau 8 ngày là 25,00mm (hiệu lực ức chế đạt 72,09%).

Ngược lại, ở công thức sử dụng thuốc Anvil 5SC thì đường kính tản nấm phát triển mạnh hơn các thuốc trên, sau 2 ngày cấy nấm phát triển được 10,40mm và sau 8 ngày đường kính tản nấm đạt 47,40mm so với 89,60mm ở công thức đối chứng, tương đương hiệu lực ức chế của thuốc thấp chỉ đạt 47,09% sau 8 ngày.

a) b) c)

d) e) f)

Hình 4.18. Khảo sát hiệu lực ức chế Phytophthora palmivora của 5 loại thuốc (sau 6 ngày TN)

a) Acrobat MZ 90/600 WP; b) Aliette 800WG; c) Ridomil Gold 68 WP; d) Agri-fos 400SL; e) Anvil 5SC; f) Đối chứng

Như vậy kết luận rằng: Acrobat MZ 90/600 WP và Ridomil Gold 68 WG là 2 loại thuốc có hiệu lực ức chế P. palmivora cao nhất trong 5 loại thuốc trên, sau 8 ngày xử lý hiệu lực ức chế vẫn đạt 100%; tiếp đến là Aliette 800WG có hiệu lực cao đạt 77,45% và Agri-fos 400SL cho hiệu lực 72,09% sau 8 ngày xử lý. Anvil 5SC là loại thuốc cho hiệu lực ức chế thấp nhất đối với P. Palmivora sau 8 ngày hiệu lực chỉ đạt 47,09% .

4.6. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA

HỌC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BỌC BÀO TỬ PHYTOPHTHORA

PALMIVORA TRÊN MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO

Trong thí nghiệm này, đã tiến hành cấy nguồn nấm Phytophthora palmivora lên môi trường nhân tạo PDA đến khi tản nấm mọc kín đĩa. Sau đó lựa chọn và xử lý một số loại thuốc trừ nấm lên tản nấm với các nồng độ thí nghiệm lần lượt là 0,01%; 0,05%; 0,1% và 0,15%. Tiến hành hòa thuốc vào nước vô trùng theo các nồng độ thí nghiệm, cho nước thuốc lên đĩa nấm và theo dõi số lượng bọc bào tử /ml sau 3 ngày.

Có 3 loại thuốc phòng trừ nấm được sử dụng để thực hiện TN gồm: Acrobat MZ 90/600 WP, Aliette 800WG, Ridomil Gold 68 WP. Kết quả thể hiện ở bảng 4.23:

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự hình thành bọc bào tử

Phytophthora palmivora trên môi trường nhân tạo PDA (sau 3 ngày) Thuốc TN Mật độ bọc bào tử ở các nồng độ TN (bọc bào tử/ml)

0,01% 0,05% 0,1% 0,15% Đối chứng Acrobat MZ 90/600 WP 6,65x104 1,50x104 0,00 0,00 4,16x105 Ridomil gold 68WP 7,50x104 2,50x104 0,00 0,00 4,16x105 Aliette 800WG 11,65x104 5,80x104 1,65x104 0,00 4,16x105

Qua bảng 4.23 cho thấy các thuốc thử nghiệm đều có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh bọc bào tử của Phytophthora palmivora ở các nồng độ thí nghiệm khác nhau. Cụ thể:

Ở nồng độ thí nghiệm 0,01% trên môi trường có xử lý thuốc Acrobat MZ khả năng sinh bọc bào tử của Phytophthora palmivora là thấp nhất đạt 6,65x104 bọc bào tử/ml; tiếp theo là thuốc Ridomil gold 68WP đạt 7,50x104 bọc bào tử/ml; cao nhất là đối với thuốc Aliette 800WG đạt 11,65x104 bọc bào tử/ml.

Nồng độ thuốc thí nghiệm càng tăng thì khả năng sinh bọc bào tử của

hai loại thuốc Acrobat MZ 90/600WP và Ridomil gold 68WP Phytophthora palmivora không sinh bào tử, trong khi đó mật độ bọc bào tử Phytophthora palmivora đối với môi trường thuốc Aliette 800WG chỉ đạt 1,65x104 bọc bào tử/ml.

Ở nồng độ thuốc thí nghiệm cao nhất 0,15% sau 3 ngày theo dõi thì cả 3 công thức xử lý thuốc đều không có sự hình thành bọc bào tử Phytophthora palmivora trong khi ở công thức đối chứng mật độ bào tử đạt 4,16x105 bọc bào tử/ml.

4.7. NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI BỆNH CHẢY GÔM HẠI THÂN CÂY SẦU RIÊNG TRONG NHÀ LƯỚI CHẢY GÔM HẠI THÂN CÂY SẦU RIÊNG TRONG NHÀ LƯỚI

Để khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học đối với bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới với các công thức thử nghiệm thuốc ở 4 nồng độ là 0,01%; 0,05%; 0,1% và 0,15%. Mỗi công thức thí nghiệm gồm 15 cây, trong đó công thức đối chứng (ĐC) không xử lý thuốc chỉ tưới dịch bào tử nấm bệnh. Tiến hành pha thuốc theo các nồng độ cho sẵn và tưới khoảng 50ml thuốc vào gốc cây sầu riêng ở các công thức thí nghiệm, sau 2 ngày để thuốc nội hấp vào cây tiến hành lây bệnh nhân tạo cho cây bằng nguồn dịch bào tử nấm Phytophthora palmivora với mật độ bào tử đạt (105 bào tử/ml), tưới dịch bào tử vào gốc cây công thức thí nghiệm và đối chứng có sát thương rễ. Hai thuốc dùng trong thí nghiệm là Ridomil gold 68WP và Aliette 800WG. Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ bệnh ở các công thức thí nghiệm sau 7 đến 10 ngày xử lý thuốc. Kết quả thể hiện ở bảng 4.24.

Hình 4.19. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học đối với bệnh chảy gôm hại sầu riêng trong nhà lưới

Bảng 4.24. Hiệu lực của thuốc hóa học đối với bệnh chảy gôm hại sầu riêng trong điều kiện nhà lưới (sau 10 ngày)

Thuốc TN Tỷ lệ bệnh chảy gôm ở các nồng độ TN và hiệu lực phòng trừ (%) 0.01% HL(%) 0.05% HL(%) 0.1% HL(%) 0.15% HL(%) Aliette 800WG 46,7 49,9 33,3 64,3 20,0 78,6 6,7 92,8 Ridomil gold 68WP 40,0 57,1 26,7 71,4 13,3 85,7 6,7 92,8 Đối chứng lây bệnh (không xử lý thuốc) 93,3 - 93,3 - 93,3 - 93,3 - (Ghi chú: HL : hiệu lực phòng trừ %)

Thí nghiệm cho thấy: hai thuốc là Ridomil gold 68 WP và Aliette 800WG đều có hiệu quả tốt trong phòng trừ bệnh chảy gôm sầu riêng, tuy nhiên có sự khác biệt ở các nồng độ thuốc thử nghiệm khác nhau.

Ở nồng độ thuốc thí nghiệm 0,01% tỷ lệ bệnh chảy gôm ở công thức xử lý thuốc Ridomil gold 68WP là 40% tương đương hiệu quả phòng trừ đạt 57,1% và với thuốc Aliette 800WG là 46,7%, hiệu quả phòng trừ 49,9% trong khi ở công thức đối chứng hầu hết các cây sau khi lây bệnh đều bị nhiễm bệnh.

Nồng độ thuốc thí nghiệm càng tăng thì tỷ lệ bệnh chảy gôm ở các công thức càng giảm đi. Ở nồng độ các thuốc là 0,1% thì đối với thuốc Ridomil gold 68WP tỷ lệ bệnh chảy gôm thấp 13,3% thể hiện hiệu lực đạt 85,7% và với thuốc Aliette 800WG thì hiệu lực phòng trừ cũng tương đối cao 78,6%.

Thử nghiệm với nồng độ thuốc thí nghiệm cao nhất 0,15% sau 10 ngày theo dõi cả 2 thuốc là Ridomil gold 68 WP và Aliette 800WG đều cho hiệu quả cao với bệnh chảy gôm sầu riêng thể hiện tỷ lệ bệnh rất thấp chỉ là 6,7% ( hiệu lực phòng trừ đạt rất cao 92,8%) trong khi ở công thức đối chứng tỷ lệ bệnh 93,3%.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019 bước đầu đã điều tra, ghi nhận được 8 loài bệnh gây hại sầu riêng tại Đắk Lắk gồm: 7 bệnh do nấm và 1 bệnh do tảo. Trong đó bệnh chảy gôm được xác định là bệnh gây hại nguy hiểm nhất và do tác nhân Phytophthora palmivora gây nên.

2. Phytophthora palmivora có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường V8-juice ở điều kiện nhiệt độ 25 - 30°C, pH 6-8. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến phát triển sợi nấm nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh bọc bào tử của Phytophthora palmivora, trong điều kiện chiếu sáng liên tục khả năng sinh bọc bào tử của Phytophthora palmivora là tốt nhất.

3. Bệnh chảy gôm sầu riêng chủ yếu phát sinh, phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, giai đoạn đỉnh cao của bệnh là cuối mùa mưa đầu mùa khô. Lượng mưa nhiều ở Đắk Lắk các tháng 8, 9, 10 ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh, phát triển bệnh chảy gôm.

4. Các yếu tố như: địa hình, canh tác, giống sầu riêng, vệ sinh vườn… đều có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh phát triển của bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng ngoài đồng ruộng.

5. Trong điều kiện invitro cho thấy, các vi sinh vật đối kháng (nấm

Trichoderma harzianum, vi khuẩn Bacillus methylotrophicus, xạ khuẩn

Streptomyces misionesis), chế phẩm nano kim loại bạc (Ag-H) đều có hiệu lực ức chế cao đối với Phytophthora palmivora gây bệnh chảy gôm. Trong đó, nano bạc có hiệu quả ức chế cao nhất 97,79% ở nồng độ 5ppm sau 6 ngày thí nghiệm.

6. Cả 3 loại thuốc: Acrobat MZ 90/600 WP, Ridomil Gold 68WP, Aliette 800WG đều có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh cũng như cho hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh chảy gôm sầu riêng ở điều kiện nhà lưới.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục điều tra diễn biến bệnh chảy gôm cũng như một số bệnh hại chính mới được ghi nhận trên sầu riêng như bệnh héo ngọn, khô cành v.v... Tại những vùng trồng mục đích thâm canh cao, theo dõi thường xuyên các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh.

2. Tiếp tục nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh chảy gôm bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học an toàn với môi sinh, môi trường, các chế phẩm nano kim loại và nấm đối kháng trong điều kiện nhà lưới và đồng ruộng. Từ đó có thể xây dựng được mô hình phòng trừ tổng hợp mang lại hiệu quả cao ứng dụng trong thực tế sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anim D. (2013). Durian - Diseases of the Stems and Branches. Agricultural Technology Anim. Retrieved from http://animhosnan.blogspot.com/2013/12/durian-trunk-and- branch-disease.html on December 21, 2019.

Anim D. (2013). Durian foliar diseases. Agricultural Technology Anim. Retrieved from http://animhosnan.blogspot.com/2013/12/durian-foliar-diseases.html on December 21, 2019.

Anim D. (2013). Durian seedling and root-diseases. Agricultural Technology Anim. Retrieved from http://animhosnan.blogspot.com/2013/12/durian-seedling-and- root-diseases.html on December 21, 2019.

AQIS (Australian quanrantin and inpection serice). (1997). Draft import risk analysis for the importation of fresh durian fruit from Thailand. Canberra, Australia.

AQIS (Australian Quarantine & Inspection Service). (1999). Final import risk analysis on the importation of fresh durian fruit (Durio zibethinus Murray) from the kingdom of Thailand.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010). QCVN 01-38:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. CABI - Crop Protection Compedium (2000).

Dang Vu Thi Thanh, Ngo Vinh Vien & Drenth A. (2004). Phytophthora diseases in Viet Nam. ACIAR: 83-89.

Drenth A. & Guest D. I. (2004). Diversity and Management of Phytophthora in Southeast Asia. ACIAR Monograph. 114 pages.

Drenth A. & Sendall B. (2004). Economic Impact of Phytophthora in Southest Asia. Ed. Food and Fertilizer Technology Center for the Asian and Pacific Region (2011). Control plant diseases caused by Phytopthora on durian. [online] Available at: http://www.fftc.agnet.org/library.php?func=view&id=20110901051439&type_id=7 [Accessed 20 Dec. 2017].

Lee B. S. & Varghese G. (1974). Studies on Phytophthora in Malaysia: Reproduction and sex. Agriculture Malaysia. Res. 3: 137-149.

Lê Quang Luân, Nguyễn Huỳnh Phương Uyên & Phan Hồ Giang (2014). Nghiên cứu hiệu ứng kháng nấm Phytophthora capsici gây bệnh chết nhanh ở cây hồ tiêu của chế phẩm Nano bạc – chitosan chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ. Tạp chí Sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 80)