Thử nghiệm hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma harzianum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 76 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC ỨC CHẾ CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐ

4.3.3. Thử nghiệm hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma harzianum

harzianum đến sự phát triển của Phytophthora palmivora

Nấm đối kháng Trichoderma harzianum là một trong những loại chế phẩm sinh học được quan tâm đến để phòng trừ các loại vi sinh vật gây bệnh trong đất

nói chung và Phytophthora nói riêng. Nấm Trichoderma biểu hiện tính đối kháng bằng cách ký sinh lên nấm gây bệnh hoặc tiết chất kháng sinh ức chế sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh. Do đó 2 thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá khả năng đối kháng của T. harzianum đối với tác nhân gây bệnh chảy gôm P. palmivora trong điều kiện invitro như sau:

+ Khả năng ức chế của nấm Trichoderma harzianum đối với Phytophthora palmivora bằng chất kháng sinh bay hơi: úp 2 đĩa có đường kính bằng nhau cùng chứa môi trường PDA, một đĩa cấy nấm Trichoderma harzianum, đĩa kia cấy nấm Phytophthora palmivora. Đối chứng là cặp Petri cấy nấm Phytophthora

palmivora. Theo dõi khả năng ức chế nấm gây bệnh bởi chất kháng sinh bay hơi do nấm Trichoderma harzianum sinh ra. Kết quả trình bày ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Hiệu lực ức chế bằng kháng sinh bay hơi của nấm đối kháng

Trichoderma harzianum đến sự phát triển của Phytophthora palmivora

STT Công thức

Đường kính tản nấm các ngày sau nuôi cấy (mm)

2 ngày 4 ngày 6 ngày

D H (%) D H (%) D H (%) 1 Đối chứng (chỉ cấy Phytophthora) 21,20a - 38,40a - 62,60a - 2 Cấy Phytophthora Trichoderma (cấy cùng thời điểm và úp 2 đĩa nấm vào nhau)

18,40b 13,21 20,60b 46,35 21,40b 65,81

3 CV% 3,0 - 2,0 - 1,8 -

4 LSD 0,05 1,03 - 1,03 - 1,35 -

Ghi chú: D – đường kính tản nấm; H – Hiệu quả ức chế (%)

Qua kết quả bảng 4.19 cho thấy, nấm đối kháng Trichodermaharzianum có hiệu lực ức chế bằng kháng sinh bay hơi rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của P. Palmivora thể hiện ở đường kính tản nấm công thức thí nghiệm thấp hơn nhiều so với công thức đối chứng sau các ngày theo dõi thể hiện tại thời điểm 4 ngày sau cấy hiệu lực của nấm Trichoderma harzianum đối với P. palmivora đã đạt 46,35% và tại thời điểm 6 ngày sau cấy hiệu lực đạt khá cao 65,81%.

Hình 4.15. Hiệu lực ức chế bằng kháng sinh bay hơi của nấm đối kháng

Trichoderma harzianum đến sự phát triển của Phytophthora palmivora

(Sau 8 ngày TN)

+ Khả năng ký sinh trực tiếp của nấm Trichoderma harzianum

Cơ chế ký sinh: Trước tiên sợi nấm Trichoderma harzianum vây xung quanh sợi nấm Phytophthora palmivora, sau đó các sợi nấm Trichoderma harzianum thắt chặt lấy các sợi nấm Phytophthora palmivora, phá hủy, làm thủng màng ngoài nấm Phytophthora palmivora, và cuối cùng nấm Trichoderma harzianum xuyên qua sợi nấm gây nên sự phân hủy các chất nguyên sinh trong sợi nấm này. Nấm Trichodermaharzianum muốn ký sinh trên nấm gây bệnh thì các bào tử nấm Trichoderma harzianum khi nảy mầm phải được tiếp xúc với nấm gây bệnh và tạo thể giác bám để bám chắc và xâm nhập vào trong thành tế bào vật chủ. Thí nghiệm thử khả năng đối kháng bằng cách ký sinh trực tiếp của

Trichoderma harzianum với nấm phytophthora palmivora đã được thực hiện với 4 công thức như sau:

+ CT ĐC: Công thức đối chứng P. palmivora

+ CT1: T. harzianum cấy trước P. palmivora 24 giờ

+ CT2: Cấy nấm đối kháng T. harzianum và P. palmivora cùng thời điểm + CT3: Cấy nấm đối kháng T. harzianum sau P. palmivora 24 giờ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.20.

Bảng 4.20. Hiệu lực ức chế bằng ký sinh trực tiếp của nấm đối kháng Trichoderma harzianum đến sự phát triển của Phytophthora palmivora

STT Công thức

Đường kính tản nấm (mm sau các ngày nuôi cấy)

2 ngày 4 ngày 6 ngày

D H (%) D H (%) D H (%) 1 ĐC 21,20a 0,00b 35,60a 0,00d 62,60a 0,00d 2 CT1 0,00b 100,00a 10,20d 71,34a 10,20d 83,70a 3 CT2 20,80a 1,86b 23,80c 33,14b 23,80c 61,97b 4 CT3 20,80a 1,86b 26,60b 25,28c 30,40b 51,44c 5 CV% 2,4 2,8 1,4 2,5 1,6 1,5 6 LSD 0,05 0,52 1,43 0,45 1,11 0,69 0,99 Ghi chú: D – đường kính tản nấm; H – Hiệu quả ức chế (%)

Các chữ cái khác nhau đứng sau các chữ số chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phép thử của Duncan với độ tin cậy 95%.

- T: Trichoderma harzianum

- P: Phytophthora palmivora

- D: Đường kính tản Phytophthora palmivora

- H: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng đối với Phytophthora palmivora

Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.20 cho thấy cả 3 công thức nấm đối kháng T. harzianum đều có khả năng ức chế với P. palmivora tuy nhiên giữa các công thức có sự khác nhau rõ rệt. Đối với CT1 hiệu lực ức chế của T. harzianum đạt cao nhất tại thời điểm 2 ngày sau cấy là 100%, CT2 và CT3 chưa có sự ức chế nhiều của T. harzianum đối với P. palmivora thể hiện hiệu lực chỉ đạt 1,86%. Tại thời điểm 4 ngày sau nuôi cấy, CT1 vẫn cho hiệu quả ức chế cao nhất là 71,34%; ở CT2 hiệu lực ức chế thấp hơn đạt 33,14% và CT3 cho hiệu lực ức chế thấp nhất, hiệu lực chỉ đạt 25,28%. sau 6 ngày nuôi cấy thí nghiệm cho thấy khả năng ức chế của nấm đối kháng T. harzianum đối với P.palmivora vẫn cao nhất tại CT1 hiệu lực đạt 83,70%, thấp nhất là CT3 hiệu lực chỉ đạt 51,44%, và công thức 2 hiệu lực 61,97%.

Từ kết quả thu được ở thí nghiệm đánh giá hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma harzianum đối với P. palmivora gây bệnh chảy gôm sầu riêng cho thấy cơ chế của nấm đối kháng nếu chiếm được chỗ trước trên môi trường nuôi cấy nhân tạo thì nấm đối kháng sẽ phát huy hết khả ăng ức chế, cạnh tranh và chiếm chỗ nhanh chóng tiêu diệt được P. palmivora, vì vậy hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma harzianum đối với P. palmivora sẽ đạt giá trị cao

nhất. Ngoài ra khả năng sinh kháng sinh bay hơi của nấm đối kháng cũng rất hiệu quả trong việc ức chế nấm gây bệnh. Chính vì vậy trong thực tế để phòng trừ bệnh chảy gôm do P. palmivora gây ra chúng ta có thể xử lý nấm Trichoderma harzianum lên cây trồng hiệu quả trước khi tác nhân gây bệnh xuất hiện.

a) CT1 b) CT2 c) CT3 d) CT ĐC

Hình 4.16. Hiệu lực ức chế bằng ký sinh trực tiếp của nấm đối kháng Trichoderma harzianum đến sự phát triển của Phytophthora palmivora

(sau 4 ngày)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 76 - 80)