Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại sầu riêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 42 - 43)

Phytophthora sp gây hại

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại sầu riêng

- Điều tra thành phần, mức độ phổ biến, diễn biến bệnh trên vườn dựa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38:2010/BNNPTNT; chọn vườn đại diện, điều tra định kỳ ở các giai đoạn sinh trưởng của cây.

3.3.1.1. Phương pháp điều tra diễn biến sự phát sinh, gây hại của bệnh trên sầu riêng

- Phương pháp điều tra: Theo phương pháp 5 điểm trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 3 cây. Điều tra 15 ngày 1 lần và điều tra bổ xung vào các thời điểm xung yếu của cây và theo mùa vụ trong năm.

- Đối với một số bệnh do nấm hại lá: đếm tổng số lá bị bệnh sau đó tính tỉ lệ bệnh (%) và đánh giá mức độ phổ biến của bệnh.

- Đối với bệnh thối rễ, hại thân, chết cây: Đếm số cây bị nhiễm bệnh, số cây chết, tổng số cây điều tra, tính tỷ lệ bệnh.

+ Công thức tính tỷ lệ bệnh

3.3.1.2. Phương pháp đánh giá mức độ bệnh theo các cấp, với các bệnh cụ thể như sau: * Bệnh trên lá và quả: Cấp 0: Lá (Quả) không bị bệnh Cấp 1: 0 – 1/4 diện tích lá (Quả) bị bệnh Cấp 2: 1/4 – 1/2 diện tích lá (Quả) bị bệnh Cấp 3: 1/2 – 3/4 diện tích lá (Quả) bị bệnh Cấp 4: >3/4 diện tích lá (Quả) bị bệnh. * Bệnh hại trên thân, cành:

+ Bảng phân cấp bệnh đối với Phytophthora palmivora gây hại thân cây sầu riêng:

Cấp 0: cây không bị bệnh

Cấp 1: Diện tích vết bệnh hại từ > 0 - ¼ khoanh vỏ thân

Cấp 2: Diện tích vết bệnh hại từ > ¼ - ½ khoanh vỏ thân gây ½ cành lá tán cây bị hại (héo)

Cấp 3: Diện tích vết bệnh hại từ > ½ - ¾ khoanh vỏ thân gây cho ¾ cành lá của tán cây bị héo hoặc bị chết khô

Cấp 4: Diện tích vết bệnh ở rễ, gốc hoặc bệnh xâm nhập > ¾ khoanh vỏ thân làm cho toàn bộ cây bị héo chết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 42 - 43)