Những nghiên cứu về bệnh chảy gôm hại sầu riêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 34 - 36)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

2.2.4. Những nghiên cứu về bệnh chảy gôm hại sầu riêng

Trong năm 2016, đã ghi nhận hiện tượng khô ngọn chết cây sầu riêng hàng loạt (còn gọi là bệnh xì mủ trên thân, bệnh khô ngược cành) ở một số nơi thuộc tỉnh Đắk Lắk, bệnh bắt đầu xuất hiện vào tháng 11 - 12/2016, có vườn tỷ lệ cây bị bệnh trên vườn từ 90-95%.

Các triệu chứng điển hình

Các cây bị bệnh có ngọn bị chết héo khô, lá bị héo khô từ trên xuống, lá của cành bệnh bị héo và rụng, cành bị khô héo dần về phía thân chính và cuối cùng các cành đều bị chết khô dẫn đến cây bị chết trong thời gian ngắn.Trên thân, cành bị bệnh: Phần vỏ bị bệnh có màu nâu đen và nhớt, phần gỗ và mạch dẫn bên trong vết bệnh cũng bị thâm đen.

Những nghiên cứu về tác nhân gây bệnh

Kết quả giám định các mẫu bệnh bệnh thối rễ, héo rũ, nứt thân và chảy gôm, thối quả trên cây sầu riêng do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện, đã xác định tác nhân gây các triệu chứng này là do nấm Phytophthora palmivora gây ra (Ngô Vĩnh Viễn & cs., 2001).

Kết quả nghiên cứu của Mai Văn Trị & cs. (2005) cho biết nấm

Phytophthora palmivora ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên quả gây thối quả, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn.

Các kết quả nghiên cứu mới nhất của các cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II (Cục Bảo vệ thực vật) về nguyên nhân gây hiện tượng héo ngọn chết cây sầu riêng ở Đắk Lắk đều đã ghi nhận sự hiện diện của nấm

Phytophthora trong các mẫu phân tích. Ngoài ra, còn ghi nhận sự hiện diện của một số đối tượng khác như nấm Fusarium, vi khuẩn Erwinia. Cụ thể:

Theo kết quả ban đầu phân tích giám định ban đầu mẫu bệnh của Viện Bảo vệ thực vật (tháng 2/2017) cho thấy có sự hiển diện của nấm Phytophthora spp., nấm Fusarium spp. và vi khuẩn (có thể là Erwinia), trong đó nấm Phytophthora

spp. là chủ yếu.

Theo kết quả giám định ban đầu của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (tháng 2/2017) cho thấy trên các cành lớn và thân cây sầu riêng thu trên vườn sầu riêng bị héo ngọn chết cây ở Đắk Lắk có sự xuất hiện của nấm Phytophthora spp. gây hại. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của nấm Rhizoctonia spp. trên các mẫu cành nhỏ và thân cây sầu riêng.

Cũng theo kết quả giám định ban đầu của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (tháng 2/2017) thì trên các cành nhỏ và lớn của cây sầu riêng có sự xuất hiện của nấm Phytophthora spp. gây hại. Không thấy có sự xuất hiện của các loại nấm gây hại khác trên các mẫu phân tích và không có sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại.

Theo kết quả giám định của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tháng 2/2017) cho biết nguyên nhân gây chết cây sầu riêng ở Đắk Lắk là do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Kết quả giám định của Phòng Giám sát và Điều tra Sinh vật gây hại, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II, Cục Bảo vệ thực vật (tháng 2/2017) cũng cho biết bệnh chết nhanh từ trên xuống trên cây sầu riêng ở ở Đắk Lắk là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Bệnh thường phát sinh ở những vườn đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ sau khi trồng đến khi cây bắt đầu ra quả) và vườn kinh doanh (cây ra quả ổn định). Bệnh đặc biệt gây hại nặng cho những vườn sầu riêng có tuổi từ 5 năm trở lên, không được chăm sóc đúng kỹ thuật và cây bị khai

thác quá mức làm cây bị yếu, sức chống chịu với bệnh kém. Chưa ghi nhận hiện tượng này ở các vườn ươm cây giống sầu riêng. Trong khi bệnh héo rũ do nấm

Phytophthora palmivora gây ra thường gây chết toàn thân cây do nấm gây hại làm rễ bị thối, thối gốc và gây chết rũ cây (Ngô Vĩnh Viễn, 2001) thì hiện tượng khô ngọn chết cây sầu riêng lại gây chết từng phần của cây từ trên ngọn trở xuống, cuối cùng mới làm chết cây. Do vậy, hiện tượng này có thể do nhiều tác nhân gây nên và cần phải được nghiên cứu đầy đủ.

2.2.5. Nghiên cứu về ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)