Thực trạng canh tác sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 30 - 31)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

2.2.2. Thực trạng canh tác sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 1.312.537ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn vùng Tây Nguyên, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 539.081ha. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê (203.357 ha), cây cao su (40.481ha), điều (19.992ha), hồ tiêu (27.588ha). Tổng diện tích cây sầu riêng của Đắk Lắk là 3.100ha (hầu hết trồng xen trong vườn cây cà phê), trong đó trồng mới 542ha, diện tích cho sản phẩm 2,197ha, năng suất trên diện tích cho sản phẩm 199,56 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 32.900 tấn. Cây sầu riêng được trồng tập trung ở một số huyện như Cư M’gar, Krông Năng, Tx. Buôn Hồ, EaH’Leo nhưng tập trung diện tích lớn ở huyện Krông Pắk với diện tích là 623ha, trong đó trồng mới 73ha, diện tích cho sản phẩm 545 ha, năng suất trên diện tích cho sản phẩm 229,47 tạ/ha, sản lượng 12.506 tấn (theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk).

Bên cạnh thế mạnh vượt trội của Đắk Lắk là sản xuất cây công nghiệp dài ngày thì sản xuất cây ăn quả chủ lực của tỉnh như sầu riêng, bơ, mít, cây có múi, chuối,... cũng có nhiều tiềm năng phát triển. Cây ăn quả trên địa bàn tỉnh phân bố

trên nhiều loại đất, trong đó sầu riêng và bơ chủ yếu bố trí trồng xen trong cà phê. Hiện nay, tỉnh đang nghiên cứu khuyến khích trồng cây ăn quả trong các vườn cà phê, vườn cà phê trồng trên đất không phù hợp để tăng diện tích cây sầu riêng và cây bơ. Chọn một số vùng có diện tích tập trung, quy mô khá để xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để xuất khẩu (Báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT Đắk Lắk ngày 12 tháng 10 năm 2017).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 30 - 31)