PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
2.2.3. Những nghiên cứu về bệnh hại trên sầu riêng
Các nghiên cứu về bệnh hại trên sầu riêng ở nước ta mới chỉ bắt đầu được thực hiện từ những năm 1990 trở lại đây. Theo một số tác tác giả thì sầu riêng ở nước ta có 5 loại nhóm bệnh hại chính đó là các bệnh do nấm Phytophthora palmivora, nấm Phythium complectens, nấm Corticium salmonicolar nấm
Colletotrichum gloeosporioidess và nấm Rhizoctonia sp. gây ra.
Theo Đặng Thị Kim Uyên & cs. (2011), có 7 loại bệnh xuất hiện trên cây sầu riêng tại Tiền Giang và Vĩnh Long. Trong đó, hai bệnh quan trọng nhất là bệnh chảy nhựa và bệnh khô một phần thân. Các tác giả cũng đã kết luận rằng nấm Phytophthora citricola là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh trên cây sầu riêng. Theo Trần Kim Loang & cs. (2006), trên cây sâu riêng tại Tây Nguyên, nấm Phytophthora gây các bệnh cháy lá, thối loét thân, thối thân xì mủ và thối quả. Đồng thời, các tác giả cũng đã kết luận nấm Phytophthora palmivora
là tác nhân gây bệnh trên cây sầu riêng. Nguyễn Minh Châu & cs. (2003) đã xác định được loài tuyến trùng Radopholus duriophilus gây hại rễ cây sầu riêng tại Tây Nguyên. Loài tuyến trùng này gây chết cho khoảng 20% cây con trong vườn ươm và cây con trồng lại trên đồng ruộng, ở một vài vườn thì tỷ lệ cây sầu riêng chết do tuyến trùng có thể lên đến 40%. Trong những năm gần đây, nhiều đối tượng sâu bệnh hại đã gây ra tổn thất đáng kể cho các vườn sầu riêng đặc biệt là các loại bệnh hại do nấm gây ra, trong đó nấm Phytophthora là đối tượng gây hại quan trọng nhất. Nấm Phytophthora gây hại trên sầu riêng có nhiều dạng triệu chứng khác nhau như gây bệnh thối rễ, gây héo rũ, nứt thân và chảy gôm, gây thối quả (Mai Văn Trị, 2005). Các bệnh này đã xuất hiện và gây hại đáng kể trên các vườn sầu riêng từ năm 1999 (Ngô Vĩnh Viễn & cs., 2001).
Những nghiên cứu về một số bệnh hại chủ yếu trên sầu riêng
a) Bệnh thối vỏ, chảy nhựa (Bệnh Phytophthora)
* Nguyên nhân: Đây là bệnh quan trọng nhất trên cây sầu riêng không chỉ ở nước ta mà còn trên khắp vùng trồng sầu riêng trên thế giới. Nấm Phytophthora
palmivora ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa còn gây cháy lá, thối quả, thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn. Trong đó, triệu chứng thối vỏ chảy nhựa là quan trọng nhất.Lúc đầu nấm tấn công vào các rễ non. Rễ nhiễm bệnh bị thối. Vỏ quanh gốc trở nên màu nâu vàng và có nhựa màu nâu nhạt chảy ra. Trên thân cành, quan sát khi thân cây khô ráo, tìm các vết nứt hoặc chảy nhựa, dùng dao bén cạo bỏ phần mô mặt bị chết. Khi thấy bên trong mạch dẫn hoá nâu, thâm đen và hư hại dần là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên lá, vết bệnh khởi đầu là những chấm đỏ màu nâu, sũng nước và lan rộng nhanh. Vết bệnh sau cùng thường có dạng gần tròn màu nâu đen sũng nước với rìa màu vàng nhạt nhỏ. Vết bệnh lan rộng nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần. Trên trái vết bệnh đầu tiên là một đốm đen nhỏ sũng nước lan rộng nhanh. Vết thối có thể lan sâu làm hỏng phần trong của trái. Trên vết bệnh có thể thấy nấm tạo thành một lớp trên bề mặt màu trắng xám với rất nhiều bào tử sẳn sàng lây lan qua gió mưa. Nếu phát hiện sớm vết loét còn nhỏ, việc phòng trừ nhanh và hiệu quả. Nếu phát hiện muộn, vết loét lan rộng, nhiều vết loét liên kết với nhau làm cho vỏ cây bị huỷ hoại việc phòng trừ sẽ tốn kém, vết bệnh lâu lành, cây suy yếu. Nếu không phòng trừ, cây có thể chết. Ngoài gây hại trên sầu riêng, nấm có nhiều ký chủ khác như cây cao su, mít…
b) Bệnh thán thư
* Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz. & Sacc. gây ra. Bệnh thường gây hại trên cây bắt đầu đầu mùa khô, lúc trời mát, nhiều sương mù trong buổi sáng. Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém, thiếu phân và tưới nước không đầy đủ. Bệnh cũng phổ biến trên sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, gió mạnh và không được che mát giữ ẩm thích hợp. Bệnh thường gây hại trên lá, vết bệnh có thể thấy khi lá trưởng thành trở đi. Vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, chót lá lan vào bên trong. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Vết bệnh lan rộng thành những vệt màu nâu đậm, mô chết có màu nâu xám. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành. Bệnh làm cho cây suy yếu dần. Triệu chứng bệnh thán thư thường đi kèm với triệu chứng thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu Kali.
* Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Bệnh thường gây hại cây sầu riêng con trong vườm ươm và cây mới trồng những năm đầu. Ngoài ra cũng gây hại trên cây trưởng thành nơi có bộ tán lá rậm rạp hay mọc gần mặt đất ẩm. Bệnh thường xuất hiện một nơi sau đó lan rộng dần ra xung quanh. Vết bệnh thường có màu xanh xám hay xám nâu. Lá non bị nhiễm bệnh giống như bị luộc trong nước sôi, màu xanh nhợt nhạt sũng nước. Các lá kết dính với nhau do sự mọc lan của các sợi nấm. Do đó khi khô chúng dính với nhau nhưng không rụng. Hiện tượng này nông dân gọi là “tổ kiến”. Bệnh có thể tấn công lên các thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó sẽ chuyển màu trắng xám. Nấm gây bệnh thường phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu ánh nắng. Sự lây lan có thể trực tiếp do sợi nấm mọc lan hoặc do hạch nấm. Ngoài cây sầu riêng nấm này cũng còn tấn công các loại cây non khác. Mầm bệnh này thường phổ biến trong rơm rạ, cây cỏ… do vậy sử dụng các rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất cần lưu ý sự lây lan nguồn bệnh.
d) Bệnh đốm rong đỏ
* Nguyên nhân: Do nấm Cephaleuros virescens gây ra
Đốm bệnh thường xuất hiện ở phiến lá, đôi khi cũng xuất hiện trên các cành non. Đốm bệnh có màu đỏ rỉ sắt bề mặt như lớp nhung mịn, hơi nhô lên mặt lá. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng kém. Ngoài sầu riêng, nấm bệnh còn gây hại trên nhiều cây trồng khác. Bệnh thường thấy trên lá đã trưởng thành. Bệnh phát triển trên cây già cỗi, sinh trưởng kém. Cây trồng trên đất xấu, vườn chăm sóc kém thường bị bệnh nhiều. Cây con không được che mát, chăm sóc kém thì bệnh có thể gây hại trên thân cành non.
e) Bệnh nấm hồng
* Nguyên nhân: do nấm Erythricium salmonicolor (Corticium salmonicolor)
gây ra. Bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành. Thời tiết mưa ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển và lây lan. Đầu tiên những sợi nấm màu trắng phát triển bên trên vỏ cây. Sau đó hình thành lớp nấm dạng phấn hồng bao phủ bên ngoài vỏ cây. Bên dưới lớp phấn phủ mô vỏ cây bị thâm và thối làm cho phần trên vết bệnh không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, sau đó lá vàng khô dần và chết. Vỏ cây có thể bị nứt ở vị trí vết bệnh. Bệnh thường làm chết cành nếu không phòng trừ kịp thời.
Nấm bệnh lây lan qua bào tử bay trong không khí và do gió mưa, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành vết bệnh ở nơi mới.
g) Bệnh bồ hóng
* Nguyên nhân: Do nấm Capnodium sp. gây ra.
Bệnh bò hóng rất phổ biến trên cây sầu riêng. Tuy không gây chết cây nhưng bệnh làm cây sinh trưởng kém và đặc biệt là làm cho trái có vẻ ngoài không hấp dẫn, giảm giá bán. Bệnh có thể xuất hiện trên các bộ phận của cây như lá, cành, hoa và trái. Các côn trùng chích hút (rầy phấn, rệp sáp…) bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển và lây lan. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa khô. Vết bệnh là lớp nấm màu đen như bò hóng bao phủ trên các bộ phận của cây và lây lan nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi như khô ráo, có chất bài tiết của côn trùng chích hút.
h) Bệnh thối quả: Do nấm Phytophthora palmivora gây nên. Bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả, gây hại mạnh nhất là vào mùa mưa, ẩm độ cao.
i) Bệnh thối hoa: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Đầu tiên nấm tấn công trên hai mảnh vỏ bao quanh hoa, sau đó lan dần vào trong cánh hoa làm hoa thối và rụng.