Triệu chứng bệnh chảy gôm hại sầu riêng tại Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 54 - 55)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH CHẢY GÔM DO PHYTOPHTHORA

4.2.1. Triệu chứng bệnh chảy gôm hại sầu riêng tại Đắk Lắk

Bệnh chảy gôm là bệnh phổ biến nhất trên cây sầu riêng. Bệnh do

Phytophthora sp. gây hại từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho thu hoạch quả, trên rễ, thân, lá và quả, nhưng đặc biệt là gây hại nặng trên phần thân của cây. Bệnh thường xuất hiện quanh năm đặc biệt gây hại nặng vào giai đoạn giữa và cuối mùa mưa trên cây sầu riêng giai đoạn kinh doanh.

+ Trên thân, cành: Dọc trên thân và cành chính của cây sầu riêng xuất hiện các vết nứt có chảy nhựa, phần mạch dẫn của cây hoá nâu, thâm đen là triệu chứng rất điển hình của bệnh. Ở giai đoạn bệnh nặng, phần vỏ cây bị thối mục dẫn tới các cành lớn bị khô hoặc toàn cây bị chết..

+ Trên rễ: thường thấy các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó bệnh lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa (xì mủ) thân, bộ lá chuyển màu vàng cây không phát triển và chết dần.

+ Trên lá: Vị trí phát sinh bệnh thường bắt đầu ở tầng lá dưới cùng sau đó lan ra toàn bộ tán lá của cây nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Vết bệnh trên lá điển hình có màu thâm nâu đến xám đen, lan rộng toàn bộ phiến lá sau đó lá rụng hoặc khô trên cành.

+ Trên quả: Nấm bệnh xâm nhiễm tại bất kỳ vị trí nào và ở mọi giai đoạn phát triển của quả sầu riêng. Ban đầu bệnh xuất hiện là các đốm nhỏ màu xám nâu trên vỏ quả, sau lan rộng trên bề mặt quả đồng thời xâm nhập vào phần bên trong quả và hạt. Khi vết bệnh lan rộng, phần vỏ và thịt quả mềm hơn phần mô khoẻ và mô bệnh có mùi thối nhũn.

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh chảy gôm sầu riêng trên thân, lá và quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 54 - 55)