PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH CHẢY GÔM DO PHYTOPHTHORA
4.2.2. Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk trong năm
năm 2019
Bệnh chảy gôm do Phytophthora gây nên là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng trong những năm gần đây, đặc biệt khi diện tích trồng sầu riêng ngày càng mở rộng, thâm canh cây sầu riêng ngày càng cao trong khi không có giống kháng bệnh cũng như chưa có các biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu quả cao. Diễn biến sự phát sinh phát triển của bệnh trong năm phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa, do vậy có sự biến động lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Trong giai đoạn mùa khô từ tháng 11 năm trước đến khoảng tháng 4 năm tiếp theo, bệnh xì mủ có xu hướng giảm dần nhất là ở giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa. Ngược lại trong thời điểm mưa nhiều bệnh bắt đầu phát sinh gây bệnh nặng giai đoạn tháng 8, 9 và 10, giai đoạn đỉnh cao của bệnh là cuối mùa mưa đầu mùa khô trong tháng 9 và tháng 10 tương đương tỷ lệ bệnh (TLB): 41,1 - 43,3 %; chỉ số bệnh (CSB): 22,2 - 23,9 %. Kết quả điều tra thể hiện ở (Bảng 4.2, đồ thị 4.1).
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk năm 2019
Tháng Diễn biến bệnh chảy gôm qua các tháng trong năm 2019
TLB (%) CSB (%) Tháng 1 17,8 7,5 Tháng 2 15,6 5,3 Tháng 3 13,3 4,2 Tháng 4 13,3 4,4 Tháng 5 15,6 6,7 Tháng 6 24,4 11,4 Tháng 7 27,8 13,9 Tháng 8 36,7 19,4 Tháng 9 43,3 23,9 Tháng 10 41,1 22,2 Tháng 11 30,0 13,9 Tháng 12 23,3 10,8 Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh
Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh
Đồ thị 4.1.Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk năm 2019