Phương hướng chung của ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng linh đô (Trang 69 - 70)

IV Các biện pháp nâng cao quản lý rủi ro

3.1.1. Phương hướng chung của ngành

Tại tọa đàm “Du lịch Việt Nam 2021 – 2023 những cơ hội trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ” được Tổng cục Du lịch, phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) do Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ và báo điện tử VnExpress phối hợp tổ chức. Ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Từ năm 2020, dịch Covid – 19 đã biến du lịch từ ngành tăng trưởng ổn định nhất trở thành ngành bị ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, Việt Nam đã nhanh chóng khống chế dịch và trở thành tên tuổi sáng giá nhất trên thị trường quốc tế. Đây là thế mạnh, là đòn bẩy cho du lịch Việt Nam tăng trưởng và phục hồi sau này”.

Định hướng chung cho giai đoạn phục hồi 2021 - 2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng Việt Nam cần lấy du lịch nội địa làm trọng tâm khai thác. Bên cạnh đó sẽ làm mới sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm du lịch mới để chuẩn bị từng bước mở cửa, tiến tới phục hồi hoàn toàn du lịch quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.

Điều này buộc ngành Du lịch phải chuyển hướng vào tập trung phát triển du lịch nội địa. Du lịch phải cùng lúc thực hiện "nhiệm vụ kép": vừa bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe người dân vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. Theo nhận định của các chuyên gia, trong năm 2021, du lịch nội địa sẽ là đòn bẩy quan trọng để ngành phục hồi sau "bão" COVID-19, trong đó yếu tố an tồn vẫn được các doanh nghiệp lữ hành và du khách đặt lên hàng đầu.

Để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay, các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến xu hướng du lịch mới để có những thay đổi cho phù hợp. Nhu cầu của khách hàng hoàn toàn thay đổi sau dịch COVID-19, khách đi ngắn ngày, đi nhiều lần, đi nhóm nhỏ, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, sản phẩm combo (máy bay và phịng khách sạn)… Chính vì vậy, năm 2021, các nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo xu hướng của khách hàng. Những điểm đến từng “hot” tập trung đơng khách, có những khách sạn và khu nghỉ dưỡng hàng nghìn phịng sẽ khơng cịn hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ bắt đầu tìm đến các điểm đến mới, bắt đầu

phân ra các khu riêng biệt, đa dạng hóa dịch vụ chun biệt. Họ khơng đầu tư theo quy mô lớn mà nhỏ, phân tán nhưng kết nối với nhau.

Ngành Du lịch Việt Nam có định hướng tiếp tục khai thác mạnh thị trường nội địa, chú trọng phát huy liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp theo phương châm "Liên kết, hành động và phát triển". Ngoài ra, năm 2021, ngành Du lịch đề ra 5 nhiệm vụ chính, trong đó tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng dụng các tiêu chí du lịch an tồn; tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; tăng cường xúc tiến thị trường du lịch trong nước, duy trì quảng bá ra thị trường du lịch nước ngoài; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng linh đô (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w