Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng linh đô (Trang 29 - 31)

Đô

Thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước cho thấy, muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần:

Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản trị của doanh nghiệp thông qua minh bạch thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sự giám sát của xã hội đối với hoạt động doanh nghiệp, tăng cường áp dụng chuẩn mực kinh doanh hiện đại có hiệu quả cao, kiện tồn bộ máy quản lý, tăng cường công tác đào tạo cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Sắp xếp lực lượng lao động hợp lý; tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng quy mô thị trường, đồng thời xác định những nhu cầu của khách hàng cụ thể để có phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Triển khai đầu tư công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm quảng cáo sản phẩm đến với thị trường, đồng thời xây dựng kênh phân phối sản phẩm phù hợp đặc thù sản phẩm một cách có hiệu quả.

Cần có những biện pháp cắt giảm chi phí ở từng giai đoạn ví dụ như trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp cần có các biện pháp cắt giảm nhân lực tại các vị trí nhằm tiết kiệm chi phí vận hành resort.

Cần có điều kiện về vốn, tài sản nhất định song cần có đội ngũ người lao động có trình độ cao, kỷ luật tốt, phát huy được sự sáng tạo và gắn bó với doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh và mức độ mở cửa thị trường đối với từng doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp phải liên tục vận động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn dề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng ác điều kiện nội tại, phát huy năng lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy nó khơng chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của tồn xã hội.

Tóm lại, với thực trạng kinh tế hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế tồn cầu. Doanh nghiệp phải hoạt động ngày càng có hiệu quả cao hơn. Song song đó là đời sống của cán bộ công nhân viên cũng phải ngày càng được cải thiện hơn, đó chính ra tác động về mặt xã hội của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển tại mỗi doanh nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng linh đô (Trang 29 - 31)

w