4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Để có thể sử dụng kết quả khảo sát trong các đánh giá tiếp theo, tác giả phải kiểm định về mức độ tin cậy của dữ liệu thông qua sử dụng kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha, như trong lý thuyết về phương pháp phân tích đã nêu, thang đo chỉ đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Kết quả kiểm định cho các thang đo được trình bày dưới đây:
- Nhân tố Bản chất công việc: thang đo Bản chất công việc gồm 3 biến quan sát: BC01, BC02 và BC03. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,443 đến 0,508 (>0,3) và hệ số α = 0,670 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 4: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Bản chất công việc Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,670
BC01 7,83 1,855 0,503 0,549
BC02 7,27 1,729 0,443 0,636
BC03 7,50 1,873 0,508 0,544
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Chính sách tiền lương và phúc lợi: thang đo Chính sách tiền lương và phúc lợi gồm 5 biến quan sát: PL04, PL05, PL06, PL07 và PL08. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,480 đến 0,772 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,850 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 5: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Chính sách tiền lương và phúc lợi Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,850 PL04 13,02 8,945 0,733 0,799 PL05 13,23 9,192 0,655 0,820 PL06 12,74 7,983 0,772 0,787 PL07 12,81 9,954 0,683 0,816 PL08 12,87 10,779 0,480 0,860
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp: thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp gồm 3 biến quan sát: DN09, DN10, DN11. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,520 đến 0,603 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,728 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 6: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,728
DN09 7,70 1,625 0,520 0,677
DN10 7,36 1,196 0,603 0,593
DN11 7,01 1,766 0,569 0,641
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo: thang đo Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo gồm 4 biến quan sát: LD12, LD13, LD14, LD15. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,557 đến 0,820 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,842 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 7: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,842
LD13 11,75 2,705 0,784 0,748
LD14 11,70 3,505 0,820 0,770
LD15 12,22 2,350 0,730 0,806
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến: thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến gồm 3 biến quan sát: CH16, CH17, CH18. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,537 đến 0,768 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,791 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 8: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,791
CH16 7,51 1,893 0,607 0,743
CH17 7,53 1,524 0,768 0,556
CH18 8,51 2,052 0,537 0,811
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Môi trường làm việc: thang đo Môi trường làm việc gồm 3 biến quan sát: MT19, MT20, MT21. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,432 đến 0,443 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,613 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 9: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Môi trường làm việc Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,613
MT19 3,90 0,637 0,443 0,602
MT20 3,99 0,731 0,432 0,541
MT21 3.74 0,706 0,423 0,608
- Nhân tố Sự hài lòng trong công việc: thang đo Sự hài lòng trong công việc gồm 3 biến quan sát: HL22, HL23, HL24, HL25. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,562 đến 0,582 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,736 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4. 10: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Sự hài lòng trong công việc Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,736
HL22 3,74 0,602 0,582 0,561
HL23 3,80 0,650 0,562 0,632
HL24 3,76 0,612 0,572 0,567
HL25 3,86 0,659 0,546 0,638
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Vậy qua Kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả cho thấy thang đo và các biến quan sát đều đạt độ tin cậy cần thiết để tiếp tục quy trình nghiên cứu.
Bảng 4. 11: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Thang đo Hệ số Alpha Kết luận
BC 0,670 Đạt chất lượng PL 0,850 Đạt chất lượng DN 0,728 Đạt chất lượng LD 0,842 Đạt chất lượng CH 0,791 Đạt chất lượng MT 0,613 Đạt chất lượng
HL 0,736 Đạt chất lượng
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả