Kích thước mẫu và cách chọn mẫu:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lòng tin và sự trung thành một nghiên cứu tại tp vũng tàu (Trang 31 - 32)

Trên thực tế, kích thước mẫu càng lớn nghiên cứu càng tốt nhưng nó tỉ lệ thuận với chi phí và thời gian. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo (Hair, Black, Babin, Anderson, & Edition, 2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ biến quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 biến quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Thọ, 2011).

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích SEM, xét đến độ phức tạp của mô hình SEM thì mẫu cần thiết dự kiến là 350. Để đảm bảo đạt kích thước mẫu cũng như tỷ lệ phản hồi có thể thấp tác giả đã tiến hành phát phiếu thu thập trực tiếp cũng như online với đối tượng tiếp cận là 400 người.. Số lượng bảng câu hỏi được phân bổ đến các khách sạn 4 đến 5 sao trên địa bàn TP. Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo (Thọ, 2011) phương pháp chọn mẫu được chia thành 02 nhóm chính (1) phương pháp chọn mẫu theo xác xuất (probability sampling), thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên, và (2) các phương pháp chọn mẫu không theo xác xuất, còn gọi là phi xác xuất hay không ngẫu nhiên (non-probability sampling). Trong không khổ nghiên cứu của đề tài, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác xuất.

Chọn mẫu theo phương pháp phi xác xuất bao gồm: (1) thuận tiện (convenience sampling); (2) phán đoán (judgment sampling) (3) phát triển mầm (snowball sampling); (4) theo định mức (quota samping). Căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng phương pháp, tác giả cho rằng phương pháp thuận tiện là phù hợp nhất với nghiên cứu của mình. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm ít tốn kém thời gian, chi phí, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát, bảng câu hỏi được gửi đến các đối tượng là khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tại các khách sạn dự kiến khảo sát.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lòng tin và sự trung thành một nghiên cứu tại tp vũng tàu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)