Hạn chế của luận văn:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lòng tin và sự trung thành một nghiên cứu tại tp vũng tàu (Trang 61 - 82)

Tuy đã đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn ban đầu của tác giả, Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế cần được bổ sung, hoàn thiện trong những nghiên cứu tương lai, cụ thể là:

(1) Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu này chỉ thực hiện nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu mà chưa nghiên cứu được ở các Tỉnh, Thành khác. Vì vậy chưa có được sự so sánh về ba thành phần trong Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhất là trách nhiệm về môi trường bởi sự ô nhiễm môi trường ở các Thành Phố lớn.

(2) Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phương pháp này dễ thực hiện nhưng tính đại diện không cao, mẫu nghiên cứu được thực hiện ở các khách sạn có vị trí di chuyển thuận lợi, hơn nữa quá trình thu thập dữ liệu diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh nên có thể có những khó khăn trong việc tổng quát hóa được dữ liệu. Vì vậy khả năng mẫu bị lệch cũng cao hơn.

(3) CSR tại Việt Nam tuy là không còn mới nhưng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đó cũng là khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu khảo sát khách hàng.

Với những hạn chế đã nhận diện ở trên, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

(1) Mở rộng nghiên cứu ra các tỉnh khác nhằm so sánh sự khác biệt về nhận thức về các thành phần trong CSR giữa các Tỉnh, Thành phố và kết quả nghiên cứu được bao quát hơn nữa và các ngành khác như ngành Y tế, các ngành công nghiệp nguyên liệu, chế biến giấy, sản xuất nhựa, ô tô… nơi mà việc cộng đồng trách nhiệm về sự phát triển bền vững cần được phát huy nhiều nhất.

(2) Cải tiến bộ thang đo để các khái niệm được đo bằng số biến quan sát nhiều hơn; Đảm bảo độ giá trị nội dung tốt hơn.

(3) CSR là một khái niệm đa hướng với nhiều thành phần, bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, đạo đức, pháp lý, nếu có cơ hội tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu phân tích thêm thành phần về đạo đức, pháp lý… trong tương lai.

(4) Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy CSR có một vai trò trong việc giải quyết rủi ro, khủng hoảng của Doanh nghiệp trong một số nghiên cứu của các nước phát triển (Beomjoon Choi, 2013). Doanh nghiệp có thể sử sụng CSR trong việc phục hồi niềm tin của người tiêu dùng đồng thời CSR cũng giúp cho doanh nghiệp lấy lại hình ảnh của mình khi thực hiện các chương trình cộng

đồng nhằm minh chứng sự thiện chí và xây dựng lòng tin đối với công chúng. Vì vậy, tôi cũng cho rằng đây có thể là một hướng nghiên cứu hay trong tương lai tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết luận

Luận văn được nghiên cứu một cách nghiêm túc, trên cơ sở kế thừa tổng hợp các thang đo sẵn có, có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số hàm ý quản lý với mong muốn việc thực hiện CSR tại khách sạn 4 đến 5 sao tại Thành phố Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ở Việt Nam, việc triển khai CSR hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững theo tinh thần Đại Hội Đảng lần thứ XII, các doanh nghiệp Việt và người tiêu dùng Việt đã nhận thấy tầm quan trọng của CSR và các phản ứng của người tiêu dùng đã cho thấy CSR là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng, nhiều hội thảo, hội nghị, về CSR đã được tổ chức. Từ năm 2008 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã có dự án khuyến khích thực hiện CSR theo thông lệ kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam, Phòng Thương Mại Công nghiệp Việt Nam (VCCT) có chương trình giải thưởng CSR hàng năm cho các doanh nghiệp (từ năm 2012) càng cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề CSR tại Việt Nam. Bên cạnh đó việc khách hàng tẩy chay các Tập Đoàn vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay việc thực hiện các hoạt động vì môi trường đang lan toả trong cộng đồng càng cho thấy người tiêu dùng Việt nhận ra tầm quan trọng của CSR với công cụ chiến lược tiếp thị nhằm giúp các công ty xây dựng danh tiếng và niềm tin để phát triển đạt lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt CSR trong ngành khách sạn nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung thì rất cần sự quan tâm khuyến khích từ Chính Phủ, xã hội, sự tự nguyện, nỗ lực của ngành khách sạn và các doanh nghiệp. Với mong muốn vì sự phát triển bền vững vì một hành tinh xanh, một xã hội hạnh phúc, tác giả đã thực hiện đề tài này với mong muốn sâu sắc những hàm ý chính

sách trong nghiên cứu của tác giả sẽ được quan tâm, xem xét để có những giải pháp thực tiễn trong việc thực hiện CSR không chỉ đối với ngành khách sạn mà còn đối với các ngành khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

1. Hà, N. H. (2016). Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng: nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam.

2. Hoà, T. T. M., & Ngọc, N. T. H. (2014). Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn Việt Nam Nghiên cứu trường hợp tại khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội. Tạp Chí khoa học Đại Học Quốc Gia hà Nội, 4/30, 1-11.

3. Hương, B. T. L. (2010). THE VIETNAMESE CONSUMER PERCEPTION ON CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY. Journal of International Business Research, 9(1), 75-87.

4. Hương, L. P., & Thuận, L. T. (2017). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu. Tập 50, phần D, 19-23. doi: Doi:10.22144/jvn.2017.049.

5. Hương, P. T. T. (2013). Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ứng dụng tại Công ty cổ phần dệt may 29/3. Luận văn thạc sỹ. Đại học Đà Nẵng.

6. Khánh, V. Q. (2017). Ảnh hưởng của hoạt động CSR đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng tại các khách sạn thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Thắng, P. V. (2018). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp may tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Quốc Dân.

8. Thọ, N. Đ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

9. Trọng, H., & Ngọc, C. N. M. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuấn bản thống kê, TPHCM.

10. Yến, T. T. H. (2016). Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các Khách sạn thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh:

11. Beomjoon Choi, S. L. (2013). The impact of corporate social responsibility (CSR) and customer trust on the restoration of loyalty after service failure and recovery. Journal of Services Marketing, 223–233. doi: 10.1108/08876041311330717]

12. Castaldo, S., Perrini, F., Misani, N., & Tencati, A. (2009). The Missing Link Between Corporate Social Responsibility and Consumer Trust: The Case of Fair Trade Products.

13. Coulter, K. S., & Coulter, R. A. (2002). Determinants of trust in a service provider: The moderating role of length of relationship. The Journal of Services Marketing; 2002; 16, 1; ProQuest Central pg. 35.

14. Creyer, E. H. (1997). The influence of firm behavior on purchase intention: do consumers really care about business ethics? Journal of Consumer Marketing, Vol. 14 Issue: 6, pp.421-432.

15. Forrnel, C., & Larcker, D. (1981). Evaluating structural equation models with unobserbable variables and meaurement error. Journal of Marketing Research, (18), 39-50.

16. Galbreath, J. (2009). How does corporate social responsibility benefit firms? Evidence from Australia. European Business Review, 22(4), 411-431.

17. Gill, A. S., Flaschner, A. B., & Shachar, M. (2006). Factors that affect the trust of business clients in their banks. International Journal of Bank Marketing, 24(6), 384-405. doi: https://doi.org/10.1108/02652320610701726

18. Gronroos, & Christian. (1995). Relationship marketing: The strategy continuum. 19. Lois A. Mohr, D. J. W., & Harri, a. K. E. (2001). Do Consumers Expect

Companies to be Socially Responsible? The Impact of Corporate Social Responsibility on Buying Behavior. The Journal of Consumer Affairs, 35(1), 45-72.

20. Moorman, C., Deshpande, R., & Zaltman, G. (1993). Factors affecting trust in market research relationships.

21. Park Jongchul, Lee Hanjoon, & Chankon, K. (2009). Corporate social responsibilities, consumer trust and corporate reputation: South Korean consumers' perspectives. Journal of Business Research, 67(3), 295-303.

22. Rujimtana, M., & Yaowalak, P. (2009). A model of customers loyalty and corporate social responsibility. . Journal of Services Marketing, 25(2), 122- 133.

23. Toh Tsu Wei, Govindan Marthandan, Alain Yee-Loong Chong, Keng-Boon Ooi, & Arumugam, S. (2009). What drives Malaysian m-commerce adoption? An empirical analysis. Industrial Management & Data Systems, 109(3), 370- 388.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. THANG ĐO GỐC – THANG ĐO NHÁP 1

Tên khái niệm STT Thang đo hiệu chỉnh sử dụng cho đề tài Nguồn

1.Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility)

1 Khách sạn đóng góp cho xã hội thông qua việc đầu tư và

tạo ra lợi nhuận

(Qinghua Zhu et al., 2013), (Park Jongchul et al., 2009)

2 Khách sạn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội

3 Khách sạn đóng góp vào sự phát triển đất nước bằng việc

tạo ra giá trị tăng thêm

2.Trách nhiệm xã hội (Social responsibility)

4 Khách sạn nỗ lực gây quỹ từ thiện cho xã hội

5 Khách sạn khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt

động tình nguyện

6 Khách sạn tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật

hay thể dục thể thao

3.Trách nhiệm môi trường (environmenta responsibility)

7 Khách sạn tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường

8 Khách sạn sử dụng những sản phẩm thân thiện môi trường

và giảm thiểu rác thải

9 Khách sạn nỗ lực trong việc tiết kiệm năng lượng và sử

dụng tài nguyên hiệu quả

5.Lòng tin (Trust)

10 Dịch vụ của khách sạn này mang đến cho tôi cảm giác an

toàn (Toh Tsu Wei et al., 2009), (Bomil Suh & Han, 2002)

11 Tôi tin tưởng chất lượng dịch vụ của khách sạn này

12 Tôi tin tưởng thông tin cá nhân sẽ được khách sạn giữ bí

mật

13 Dịch vụ của khách sạn này thì đáng tin cậy

14 Tôi tin tưởng quyết định sử dụng dịch vụ khách sạn này là

hợp lý

15 Tôi tin tưởng vào các dịch vụ của khách sạn này

6.Lòng trung thành (Loyalty)

16 Khi sử dụng dịch vụ, khách sạn này sẽ là lựa chọn đầu tiên

của tôi (Chi Kin

(Bennett) Yim, 2008)

17 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ khách sạn này trong tương

lai

18 Tôi sẽ nói những điều tích cực về khách sạn này cho

PHỤ LỤC 2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ - DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH Nội dung phỏng vấn là Lãnh đạo quản lý khách sạn và khách hàng.

Kính chào Quý Anh/ Chị, Tôi tên là học viên Cao Học quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu, Hiện nay Tôi đang thực hiện một nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của mình.

Cám ơn Anh/Chị đã dành thời gian thảo luận về đề tài này. Rất mong nhận được các ý kiến của Anh/Chị. Không có quan điểm nào là đúng hay sai, tất cả ý kiến của Anh/Chị đều rất có ích cho nghiên cứu của Tôi.

1. Các hoạt động của CSR theo anh, chị là những hoạt động gì?

2. Anh/ Chị cho biết về sự cần thiết của việc thực hiện CSR trong ngành khách sạn? 3. Anh/ Chị cho biết đặc điểm của ngành khách sạn trong thực hiện CSR?

4. Anh/ Chị cho biết nên có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CSR trong Khách sạn?

5. Một số câu hỏi liên quan đến: trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên lòng trung thành của khách hàng: Xin anh chị cho biết:

(5.1) Anh/Chị có hiểu rõ câu hỏi hay không? Có từ ngữ nào khó hiểu hay không? (5.2) Anh/Chị có nhận thấy các câu hỏi nào lặp lại ý nghĩa hay không?

Trách nhiệm kinh tế

1 KH đóng góp cho xã hội thông qua việc đầu tư và tạo ra lợi nhuận

2 KH tạo ra nhiều việc làm cho xã hội

3 KH đóng góp vào sự phát triển đất nước bằng việc tạo ra giá trị tăng thêm

Trách nhiệm xã hội

4 KH nỗ lực gây quỹ từ thiện cho xã hội

5 KH khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện

6 KH tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hay thể dục thể thao

Trách nhiệm môi trường

7 KH tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường

8 KH sử dụng những sản phẩm thân thiện môi trường và giảm thiểu rác thải

9 KH nỗ lực trong việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng tài nguyên hiệu quả

Niềm tin

10 Dịch vụ của KH này mang đến cho tôi cảm giác an toàn

11 Tôi tin tưởng chất lượng dịch vụ của KH này

12 Tôi tin tưởng thông tin cá nhân sẽ được KH giữ bí mật

13 Dịch vụ của khách sạn này thì đáng tin cậy

14 Tôi tin tưởng quyết định sử dụng dịch vụ khách sạn này là hợp lý

15 Tôi tin tưởng vào các dịch vụ của khách sạn này

Lòng trung thành

16 Khi sử dụng dịch vụ KH, khách sạn này sẽ là lựa chọn đầu tiên của tôi

17 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ khách sạn này trong tương lai

18 Tôi sẽ nói những điều tích cực về khách sạn này cho những người bạn và họ

hàng của tôi

Xin cám ơn Anh/Chị đã dành thời gian cung cấp ý kiến cho đề tài nghiên cứu của tôi. Xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khoẻ, thành công!

PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ

Nội dung thảo luận Tổng hợp kết quả

1.Các hoạt động của CSR trong ngành khách sạn:

- Các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội.

-Tạo việc làm, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, đảm bảo môi trường làm việc, sức khoẻ cho người lao động

-Bảo vệ môi trường thông qua việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng các sản phẩm “xanh”, phát động phong trào dọn rác thải.

2.Sự cần thiết việc thực hiện CSR trong ngành khách sạn

-Đa số đồng ý với việc thực hiện CSR trong ngành khách sạn là cần thiết, góp phần cho sự phát triển bền vững của xã hội, tăng tính cạnh tranh, tạo dựng danh tiếng cho khách sạn.

3.Đặc điểm của ngành khách sạn trong thực hiện CSR

-Ngày nay nhiều khách sạn quan tâm đến việc thực hiện CSR không chỉ về khía cạnh tài chính, mà còn có các hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, khuyết khích người tiêu dùng thực hiện bảo vệ môi trường thông qua những sản phẩm dịch vụ ưu đãi cho các “dự án xanh” hay các gói vay bảo tồn năng lượng, tái chế... 4.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

thực hiện CSR trong Khách sạn

-Áp dụng các tiêu chuẩn và quy định về CSR. -Tạo quỹ riêng cho các hoạt động về CSR

5.Một số câu hỏi liên quan đến bảng khảo sát

-Bảng câu hỏi tương đối dễ hiểu, ngắn gọn, từ ngữ không bị lặp lại. Người đọc dễ dàng nắm được các nội dung trong bảng khảo sát. Tuy nhiên khi khảo sát phải giải thích cho người được khảo sát rõ về CSR vì đa số người tiêu dùng biết đến CSR với khía cạnh đóng góp thông qua hoạt động từ thiện.

PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHÁO SÁT

---

Kính chào Quý Anh/ Chị,

Tôi là học viên Cao Học của Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu, Hiện nay Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và lòng trung thành của khách hàng trong sử dụng dịch vụ của các khách sạn (NH) trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Những ý kiến của các anh chị sẽ đóng góp quan trọng vào thành

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lòng tin và sự trung thành một nghiên cứu tại tp vũng tàu (Trang 61 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)