Kiểm định mô hình cấu trúc:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lòng tin và sự trung thành một nghiên cứu tại tp vũng tàu (Trang 46 - 48)

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM với ước lượng Maximum Likelihood và Bootstrap 1000 lần được thể hiện trong Hình 4.1. Mô hình có giá trị thống kê Chi-bình phương = 220.062; P = 0.000; df = 128; Chi-bình phương/df= 1.719 <3 (đạt yêu cầu), GFI = 0.934 > 0.9 (đạt yêu cầu), TLI = 0.950 > 0.9 (đạt yêu cầu) và CFI = 0.958 > 0.9 (đạt yêu cầu); RMSEA = 0.045< 0.06 (đạt yêu cầu). Như vậy, mô hình cấu trúc được xem là phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường (hình 4.1).

Hình 4. 1: Kết quả phân tích mô hình lý thuyết dạng chuẩn hóa

Kết quả ước lượng dạng chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa được trình bày trong Bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc

Quan hệ giữa các khái niệm

Kết quả chuẩn hóa

Kết quả chưa chuẩn hóa

Hệ số Hệ số P

Trách nhiệm Kinh tế ---> Lòng tin 0.162 0.175 0.010 Trách nhiệm xã hội ---> Lòng tin 0.411 0.422 *** Trách nhiệm Môi trường ---> Lòng tin 0.323 0.414 *** Lòng tin ---> Lòng trung thành 0.275 0.214 ***

Kết quả ước lượng của các tham số chính trong Bảng 4.6 cho thấy các hệ số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều mang giá trị dương thể hiện Trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường có ảnh hưởng tích cực đến Lòng tin. Lòng tin ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành. Trong 3 thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ảnh hưởng đến Lòng tin thì thành phần trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất và ảnh hưởng yếu nhất là thành phần trách nhiệm kinh tế.

Kết quả kiểm định Bootstrap 1000 lần cũng cho thấy giá trị tuyệt đối của độ chệch của tất cả các tham số ước lượng là rất nhỏ nên không có ý nghĩa thống kê. Do đó có thể kết luận các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lòng tin và sự trung thành một nghiên cứu tại tp vũng tàu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)