4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1. Quan điểm, định hướng
a. Quan điểm
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân.
b. Định hướng
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến xã, phát huy vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Ban quản lý, sự điều hành của chính quyền đối với từng lĩnh vực. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, phát hiện kịp thời, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia thực hiện xây dựng NTM, thực hiện bằng được phương pháp làm nông thôn mới từ hộ đến xóm đến xã làm nông thôn mới, để đảm bảo yếu tố bền vững, người dân là chủ thể làm nông thôn mới, nhà nước chỉ mang tính chất định hướng, kích cầu. Tiếp tục biểu dương, khen thưởng, nêu gương các điển hình tiên tiến có thành tích cao trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tạo thành phong trào rộng khắp, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các tầng lớp nhân dân về xây dưng. nông thôn mới, từ phải làm nông thôn mới, đến sẵn sàng làm nông thôn mới tiến tới mong muốn làm nông thôn mới.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp và sự đóng góp của nhân dân, lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước từ Trung ương đến địa phương đầu tư cho các chương trình, dự án, các công trình đầu tư cho các xã.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, giám sát các xã trên địa bàn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền và tiến độ thực hiện từng tiêu chí, nội dung các tiêu chí, các dự án được triển khai. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, vai trò các Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện để có giải pháp chỉ đạo kịp thời, đẩy nhanh tiến độ đảm bảo thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạt, để được đánh giá công nhận lại trong thời gian tiếp theo, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:
+Quy hoạch: tiếp tục rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng xã và liên kết vùng. Hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết khu trung tâm của các xã, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung
+Hạ tầng kinh tế - xã hội: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội
xuống cấp như: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, môi trường và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của nhân dân.
+ Phát triển sản xuất: Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường công tác chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã trong công tác tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp tại các địa phương gắn chặt với Đề án tái cơ cấu của Thành phố, của xã, phường. Trọng tâm là việc hình thành các vùng sản xuất lúa, ngô, rau, mầu, hoa, cây ăn quả, vùng chuyên canh cây mũi nhọn (cây chè) để tập trung trong công tác đầu tư về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ cơ giới hóa vào các khâu làm đất, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, chế biến. Từng bước khắc phục tập quán sản xuất, canh tác nhỏ lẻ, manh mún, thiếu đồng bộ; Tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch vùng (cánh đồng) sản xuất tập trung, xác định rõ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công tác thực hiện chủ trương chung của cấp ủy Đảng, chính quyền. Khuyến khích các hộ tích tụ đất đai, dồn điển, đổi thửa, từ đó tăng quy mô sản xuất, mời gọi doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi nhằm hình thành chuỗi giá trị sản xuât - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
Ủy ban nhân dân các xã, căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu của thành phố, xây dựng kế hoạch của địa phương. Đối với cấp ủy xây dựng nghị quyết chuyên đề về sản xuất nông nghiệp gắn chặt với Đề án tái cơ cấu của địa phương, quán triệt sâu, kỹ đến cán bộ đảng viên, tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong cấp ủy và toàn thể đảng viên, yêu cầu cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu thực hiện để quần chúng nhân dân làm theo.
Đặc biệt đề nghị với đối với Hội Nông dân, Hội làm vườn, tăng cường công tác tuyên truyền vận động ít nhất mỗi xã thành lập được 01 HTX, từ 3 đến 5 tổ hợp tác trong sản xuất hoặc chăn nuôi, lựa chọn người có tâm huyết, có kinh nghiệp để được tập huấn chuyên sâu, từ đó có kiến thức để truyền đạt cho hội viên áp dụng thực hiện. Đây được coi là bước đột phá trong việc hình thành các vùng sản xuất, vùng chăn nuôi. Nếu không hình thành được tổ hợp tác, HTX xẽ không xây dựng được thương hiệu, không có thương hiệu xẽ không đảm bảo được yếu tố phát triển bền vững.
Tập trung công tác khuyến nông trong phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hình thức có liên kết, chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã phê duyệt; Đẩy mạnh công tác tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn vật nuôi, tăng cường hoạt động của mạng lưới cán bộ thú y cơ sở; thực hiện tốt công tác quản lý giống vật nuôi theo qui định.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua chương trình: Tập huấn kỹ thuật, tập huấn theo nhóm, trực tiếp trên đồng ruộng theo hướng cầm tay chỉ việc, xây dựng ô mẫu trình diễn, hoạt động của mạng lưới khuyến nông, hoạt động của mạng lưới thúy viên và bảo vệ thực vật tại cơ sở; Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng - vật nuôi.
+ Môi trường & An toàn thực phẩm: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đặc biệt là Hội phụ nữ với phong trào “ 5 không 3 sạch”, Hội Nông dân với phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Tích cực tuyên truyền làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc sản xuất sản phẩm an toàn, đảm bảo giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. Nhân rộng các mô hình nhà, vườn mẫu: xanh, sạch, đẹp bằng các hoạt động cụ thể như: sữa chữa, chỉnh trang lại ngôi nhà, chuồng trại, cổng ngõ, tường rào, vườn của các hộ. Phấn đấu từ 80 đến 85% hộ nông thôn thực hiện tốt việc phân loại và xử lý rác tại nguồn, 100% các trang trại, gia trại đảm bảo các yếu tố về môi trường (phân, nước thải). Đầu tư xây dựng đường giao thông, mương thoát nước các trục đường làng, ngõ xóm làm thay đổi diện mạo, cảnh quan môi trường nông thôn. Tăng cường công tác QLNN về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT & ATTP.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị các cấp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới” để nâng cao sự thống nhất về nhận thức trong toàn Đảng bộ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính
trị thành phố, các xã, phường; nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để làm cơ sở đề ra các chủ trương giải pháp có tính đồng bộ, căn cơ, đảm bảo xử lý có hiệu quả và chủ động đối với các diễn biến tình hình an ninh trật tự mới trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng - an ninh nhằm phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, hình thành thế trận an ninh nhân dân gắn với quốc phòng toàn dân trong đảm bảo an ninh trật tự thành phố; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật, định hướng chính trị kịp thời cho người dân thành phố, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên, công nhân... bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm tham gia bảo đảm an ninh trật tự; củng cố lòng tin của Nhân dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự điều hành của Chính quyền; xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt đủ mạnh để tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.