Một số địa phương được ngườidân đánh giá rất cao trong chương trình

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 39 - 44)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Một số địa phương được ngườidân đánh giá rất cao trong chương trình

xây dng nông thôn mi

1.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Theo Báo cáo kết quả của UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020:[36]

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Phú Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn được đổi mới, khang trang, sạch đẹp hơn, tạo được không khí xây dựng NTM rộng khắp các vùng nông thôn. Đời sống của người dân được cải thiện, văn hóa xã hội, môi trường khu vực nông thôn có nhiều tiến bộ; dân chủ được mở rộng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, công tác tuyên truyền đã được huyện Phú Bình coi là nhiệm vụ hàng đầu được ưu tiên trong chỉ đạo để phát huy sức mạnh trong dân. Lãnh đạo huyện xác định: Nông dân và cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn là chủ thể triển khai và trực tiếp thụ hưởng chương trình xây dựng nông thôn mới. Muốn vậy công tác tuyên truyền phải đi trước 1 bước, phải làm cho mọi người dân khu vực nông thôn hiểu được lợi ích, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Chương trình nông thôn mới.

Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bình quân toàn huyện mới đạt 3,3 tiêu chí/xã. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng/người/năm.Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,92%... [36]

Tổng nguồn lực huy động để xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, trên địa bàn huyện đạt trên 5 nghìn tỷ đồng. Đến nay, 100% các xã có đường giao thông kết nối với trung tâm huyện, hệ thống đường trục xóm, liên xóm, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng được đầu tư trải nhựa hoặc bê tông hóa, cứng hóa. Hệ thống lưới điện trung, hạ thế được đầu tư đã phủ kín 100% các xã, xóm trên địa bàn. Hệ thống thủy lợi, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở xã, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, công trình cấp nước tập trung...được quan tâm đầu tư mới hoặc cải tạo, nâng cấp, ngày càng đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả phục vụ nhân dân. [36]

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã được chú trọng, từng bước làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của người dân. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, góp phần làm giảm tội phạm ở cơ sở.

Khởi sắc nhất trong chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 chính là hạ tầng cơ sở được đầu tư mạnh mẽ. Toàn huyện đã bê tông hóa được 700km đường giao thông, xây dựng 158 công trình nhà văn hóa xã, xóm và khu thể thao; 180 công trình thủy lợi; xây mới, sửa chữa, nâng cấp được trên 50 trạm biến áp và 500km đường dây tải điện…Để có được sự đổi thay về hạ tầng cơ sở, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”

Cùng với việc đầu tư về hạ tầng cơ sở, huyện cũng chú trọng đến việc thực hiện tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất để góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Theo đó, huyện chú trọng việc phát triển các nhãn hiệu tập thể đã được chứng nhận như: gà đồi Phú Bình, lúa nếp Thầu dầu, thành lập các Hợp tác xã, làng nghề, lựa chọn những cây trồng, vật nuôi chủ lực để hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với thị trường tiêu thụ. Hiện nay trên địa bàn huyện có 39 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 10 làng nghề truyền thống được công nhận, 10 tổ hợp tác. [36]

Sau 10 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ tham gia vào xây dựng

NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền được nâng cao. Phong trào xây dựng NTM đã thực sự khơi dậy được tinh thần yêu nước và sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Kinh nghiệm của huyện Phú Bình về nâng cao sự hài lòng của người dân trong XDNTM là:

- Các cấp, các ngành và người dân thấm nhuần chủ trương đường lối về XDNTM, tuyên truyền sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể, người nông dân trên địa bàn nhằm nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới; coi xây dựng nông thôn mới là việc của chính mình, gia đình mình, mình làm cho mình; bản thân, gia đình mình trực tiếp hưởng lợi, không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia thực hiện.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực vận động người dân tự giác đầu tư công sức, tiền của cải tạo nơi ăn chốn ở của mình; đầu tư sản xuất tăng thu ở đồng ruộng; tham gia đóng góp tiền, công vào xây dựng nông thôn mới...

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”

- Tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ngay từ khâu lập quy hoạch, đề án thông qua việc tổ chức các buổi lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề án, kế hoạch, mục tiêu xây dựng nông thôn mới với đông đảo nhân dân thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình. Và người dân đều nhận thức phải gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể.

- Tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa phong trào xây dựng nông thôn mới, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới, thống nhất về nhận thức và cách làm, dân chủ trong quá trình thực hiện.

- Tập trung huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 1.2.2.2. Kinh nghiệm của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Theo Báo cáo kết quả của UBND thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020: [35]

Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và trở thành điểm nhấn của tỉnh, vừa là cửa ngõ của Bắc Ninh, vừa là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Một trong những thành tựu đáng kể nhất là thị xã đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thị xã Từ Sơn có thế mạnh trong phát triển kinh tế làng nghề, kinh tế tư nhân, hộ cá thể. Đến nay, trên địa bàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, với tổng diện tích 156,78ha, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề với diện tích 54ha. Trong đó, nổi bật là cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hoạt động sôi động, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế. [35]

Kinh tế phát triển cũng là điều kiện thuận lợi để thị xã triển khai tốt chương trình XDNTM. Theo đó, Từ Sơn đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo để hoàn thành những mục tiêu đề ra. Một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong XDNTM, đem lại sự hài lòng của người dân về XDNTM phải nói đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của nhân dân và chỉ đạo quyết liệt, đổi mới, linh hoạt trong điều hành của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chính trị trên địa bàn.

Xác định công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng, thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân hiểu đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là phong trào sâu rộng toàn quốc, tuyên truyền có chiều sâu, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, ý nghĩa của chương trình, tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của người dân trong XDNTM.

Để tạo động lực, huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phong trào chung sức XDNTM, công tác tuyên truyền được Từ Sơn tổ chức thường xuyên, sâu rộng, đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức XDNTM.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, chương trình XDNTM trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ thị xã đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đến nay, chương trình đã đạt được những kết quả toàn diện, nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả yêu cầu về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Từ năm 2010 đến nay, toàn thị xã Từ Sơn đã đầu tư 177 công trình thuộc chương trình XDNTM, với khối lượng đã thực hiện đạt 572,5 tỷ đồng. Tổng vốn huy động được 544,5 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và Trung ương là 305,8 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách thị xã và ngân sách xã 169,83 tỷ đồng; vốn tín dụng 0,32 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp đóng góp 15,5 tỷ đồng và nguồn vốn nhân dân đóng góp 53,03 tỷ đồng. [35]

Kinh nghiệm nâng cao sự hài lòng của người dân trong XDNTM tại Thị Xã Từ Sơn:

- Phát huy vai trò chủ thể của người dân, là chủ thể trong xây dựng NTM và trực tiếp thụ hưởng thành quả của Chương trình này, chính người nông dân đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho những vùng quê.

- Cùng với phong trào xây dựng NTM, có thêm nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ nên người dân đều tích cực hiến đất, góp của, góp công làm đường.

- Xây dựng phong trào thi đua làm giàu chân chính

Với phương châm nông dân là chủ thể xây dựng NTM, nhiều địa phương luôn tạo mọi điều kiện khuyến khích nông dân thi đua sản xuất, làm giàu ngay tại quê hương.

- Ban hành và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nhằm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ… Theo đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực.

- Cần rà soát, bổ sung, ban hành kịp thời các cơ chế hỗ trợ, đầu tư khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng.

- Cần nhận thức rõ mục tiêu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết trong đời sống hàng ngày của người dân. Huy động tổng hợp các nguồn lực; lồng ghép các chương trình dự án.

- Có kế hoạch cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; có giải pháp phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho Chương trình.

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)