Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 55 - 59)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành

ph Sông Công

a. Thuận lợi

Thứ nhất, với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, thành phố Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị công nghiệp, trung chuyển hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Thứ hai, các khu, cụm công nghiệp đã và đang triển khai trên địa bàn như: Khu công nghiệp Điềm Thụy; Khu công nghiệp Sông Công I, II; Cụm công nghiệp Khuynh Thạch; Cụm công nghiệp Nguyên Gon; Cụm công nghiệp Bá Xuyên; Cụm công nghiệp Lương Sơn... thu hút hơn 100 dự án đầu tư trong các lĩnh vực, giải

quyết việc làm cho nhiều lao động thoát ly làm nông nghiệp, tạo điều kiện để tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, thay đổi tác phong sản xuất từ nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ sang phát triển ở trình độ cao hơn, là thị trường lớn tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân.

Thứ ba, các công trình cơ sở hạ tầng đô thi, hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới như: Quảng trường 1/7, các dự án lớn như: Khu đô thị Kosy, khu đô thị Hồng Vũ, khu đô thị Vạn Phúc, dự án xây dựng đường Thống nhất và hạ tầng khu dân cư tại phường Thắng Lợi của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Lộc thực hiện. Hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên, đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Thái Nguyên – Bắc Kạn, Lạng Sơn... tất cả đã tạo nên một thành phố Sông Công với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại và phát triển. Thành phố Sông Công tiếp tục chỉnh tranh đô thị, với các dự án và công trình đã và đang triển khai cùng với diện tích đất rừng giáp chân núi Tam Đảo với nhiều thắng cảnh với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc văn hóa, đậm chất thôn quê miền núi hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho một thành phố phát triển công nghiệp – DVTM gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn.

Thứ tư, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được Đảng, Nhà nước quan tâm; cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ; nhân dân đồng thuận; các sở, ngành của tỉnh, các phòng, ban của thành phố quan tâm tích cực triển khai thực hiện. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố thuận lợi hơn các huyện, thị xã khác trên địa bàn, toàn thành phố các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nên có điều kiện đầu tư nguồn lực tập trung. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Sông Công.

Thứ năm, cơ sở vật chất, điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư nâng cấp hiện đại, khang trang hơn; các thiết chế văn hóa được hình thành và thực hiện theo quy định.

Thứ sáu, đời sống nông dân được cải thiện. Các hoạt động văn hoá thể thao quần chúng, không ngừng phát triển. Vệ sinh môi trường nông thôn, cảnh quan, đường làng, ngõ xóm có nhiều tiến bộ vượt bậc, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội ngày càng tăng, góp phần nâng cao đời sống của người dân từ đó làm cho người nông dân phấn khởi tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập của người dân tăng; môi trường sống được cải thiện.

Thứ bảy, hệ thống chính trị được củng cố, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các xã được nâng lên, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

b. Khó khăn

Thứ nhất, mặc dù đạt được kết quả xây dựng NTM khá toàn diện, nhận được rất nhiều sự ủng hộ, niềm tin và sự hài lòng của người dân, tạo động lực cho các cấp chỉ đạo thực hiện các nội dung, các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu của tỉnh.

Thứ hai, mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng chưa cao, một số tiêu chí đã đạt nhưng kém bền vững.

Thứ ba, tổ chức sản xuất đã có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Thứ tư, các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn ít so với tiềm năng thế mạnh của địa phương, chưa có nhiều tổ chức và doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, ứng dụng khoa học cộng nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế, chưa tạo ra năng suất, chất lượng cao, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ năm, vốn đầu tư thực hiện Chương trình chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phong trào xây dựng NTM ở các địa phương không đồng đều. Nguồn kinh phí đầu tư cho nông thôn mới còn hạn chế trong khi đó một số tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, đường giao thông. Trong phát triển sản xuất còn bộc lộ một số hạn chế: việc quy hoạch chi tiết khu sản xuất tập trung tại các xã còn chậm; Quy mô sản xuất của các tổ hợp tác, các hộ gia đình còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến sức cạnh tranh yếu, việc kết nối cung cầu còn hạn chế.

Thứ sáu, thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, xu hướng bảo hộ bằng các hàng rào kỹ thuật gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung... Trong sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Thứ bảy, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ tám, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình mới, vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; Trong khi đó, quá trình triển khai thực hiện phải đồng loạt trên diện rộng, thông qua làm điểm để đánh giá rút kinh nghiệm nên còn những bỡ ngỡ, lúng túng trong giai đoạn đầu tổ chức thực hiện.

Thứ chín, nếp sống văn minh, văn hóa mới trong nông thôn chuyển biến còn chậm; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở khu vực nông thôn còn đơn điệu; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở một số địa phương chưa đảm bảo. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chất lượng đào tạo một số nghề đạt thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và giải quyết việc làm.

Thứ mười, một số xã, xóm, tổ dân phố còn lúng túng trong việc vận dụng cơ chế, chính sách; huy động các nguồn lực còn hạn chế, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn khó khăn. Vốn đầu tư thực hiện Chương trình chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phong trào xây dựng NTM ở các địa phương không đồng đều. Nguồn kinh phí đầu tư cho nông thôn mới còn hạn chế trong khi đó một số tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, đường giao thông. Một số tiêu chí không mang tính bền vững (an ninh trật tự). Trong phát triển sản xuất còn bộc lộ một số hạn chế: việc quy hoạch chi tiết khu sản xuất tập trung tại các xã còn chậm; Quy mô sản xuất của các tổ hợp

tác, các hộ gia đình còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến sức cạnh tranh yếu, việc kết nối cung cầu còn hạn chế.

Thứ mười một, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của các xã thấp, nhu cầu đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn cần nguồn vốn lớn, song điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung. Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, nhiều biến động, tình trạng được mùa mất giá vẫn còn là những nỗi lo, trăn trở lớn chưa có giải pháp khắc phục; Mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch bệnh hại vật nuôi, cây trồng (sâu bệnh hại lúa, phát sinh dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh trên đàn lợn...) đặc biệt là trong năm đầu của giai đoạn XDNTM đã phát sinh dịch Lở mồm long móng gia súc trên diện rộng, có thời kỳ biến động giá lợn giảm sâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Thứ mười hai, hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao, thu nhập trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp còn thấp, điều kiện về đất đai còn manh mún, cao độ khác nhau khó tích tụ, dồn đổi từ đó khó khăn thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả xây dựng nông thôn mới, cũng như sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)