Rút ra bài học kinh nghiệm cho về sự hài lòng củangườidân trong xây

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 44 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.Rút ra bài học kinh nghiệm cho về sự hài lòng củangườidân trong xây

dựng nông thôn mới ở Thành phố Sông Công

Qua tổng kết và đúc rút kinh nghiệm, có 2 yếu tố được coi là then chốt nhất mang lại sự thành công trong quá trình xây dựng NTM của các địa phương, đó là:

(1) Phải có quyết tâm chính trị cao, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, các cấp ủy Đảng và chính quyền phải chủ động sáng tạo, sâu sát, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong QLNN, tổ chức bộ máy, bộ phận giúp việc được cơ cấu phù hợp và có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằmđộng viên kịp thời, tạo môi trường và động lực phát triển khi thực thi nhiệm vụ. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và của Ban chỉ đạo các cấp. Đặc biệt coi trọng việc vận động đảng viên phải gương mẫu đi đầu, làm trước trong thực hiện công việc để người dân làm theo.

Quan tâm đến Công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở; sử dụng cán bộ có đủ năng lực, trình độ trong tổ chức,

quản lý, có tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao, có khả năng vận động quần chúng nêu gương, nòng cốt đi đầu. Nêu cao trách nhiệm, vai trò người đứng đầu nhất là đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; Bí thư chi bộ, trưởng các xóm và sự gương mẫu đi đầu của đảng viên.

(2) Làm thật tốt công tác định hướng, vận động quần chúng nhân dân đồng thuận tham gia xây dựng NTM trên quan điểm: Xây dựng NTM chính là làm cho người dân và vì người dân nông thôn; cộng đồng dân cư được xác định vừa là chủ thể, vừa là nguồn lực, cũng vừa là đối tượng được thụ hưởng khi xây dựng NTM theo phương châm “Dân cần - dân biết - dân bàn - dân làm - dân giám sát - dân hưởng thụ”.

Vai trò chủ thể của người dân trong quá trình XDNTM thể hiện trên nhiều lĩnh vực: là nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động dịch vụ; nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn khởi sắc; trực tiếp xây dựng, bảo vệ và hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa phong phú; đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống…

- Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân

- XDNTM cần phát huy mạnh mẽ vai trò và sức mạnh của nhiều bên, mà chủ yếu là ba trụ cột: chính quyền – doanh nghiệp và xã hội (bao gồm người dân). Trong đó, với tư cách là chủ thể của quá trình XDNTM cũng như chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, cư dân nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc thật sự phát huy vai trò chủ thể của nông dân sẽ huy động nguồn lực trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin cho quá trình XDNTM, qua đó góp phần khắc phục sự thiếu hụt về các nguồn lực có liên quan của nhà nước, thúc đẩy quá trình XDNTM.

- Cần rà soát, bổ sung, ban hành kịp thời các cơ chế hỗ trợ, đầu tư khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng.

- Cần nhận thức rõ mục tiêu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết trong đời sống hàng ngày của người dân. Huy động tổng hợp các nguồn lực; lồng ghép các chương trình dự án.

- Có kế hoạch cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; có giải pháp phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho Chương trình.

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 44 - 46)