Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 46)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.4.Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan

Đo lường mức độ hài lòng là sự đo lường khá chủ quan nhưng lại là một phép đo hữu ích, cung cấp những đánh giá mang tính cá nhân về các khía cạnh cơ bản của cuộc sống. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống, ở mỗi nghiên cứu, sự hài lòng có thể được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau và đo bằng những thang đo khác nhau. Nghiên cứu về vấn đề đánh giá sự hài lòng của người dân, hay vấn đề công tác xây dựng nông thôn mới được rất nhiều các tác giả nghiên cứu về trước, thể hiện trong các luận án, luận văn, tạp chí, báo điện tử... Với sự hiểu biết của tác giả có thể thống kê lại các công trình nghiên cứu khoa học như sau:

- Tác giả Lê Đức Niêm (2017), với đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới ở xã EA Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc” trên trang tạp chí khoa học- Đại học Huế, tập 126, số 5A. [16]

Tác giả đánh giá mức độ hài lòng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng của người dân là khá cao và được quyết định bởi 5 nhóm nhân tố bao gồm: Sự tiếp cận của người dân, Vai trò của chính quyền, Sự am hiểu của người dân, Vai trò kiểm tra của người dân và Đánh giá của người dân.

Trong đó sự am hiểu, đánh giá và vai trò kiểm tra của người dân là các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ hài lòng. Vì vậy, các tác giả đề xuất cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình Nông thôn mới (NTM) và có chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân trong công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chương trình này.

- Tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh (2013), với đề tài nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống”, trên tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 29, số 3.[14]

Dưới góc độ xã hội học, quá trình xã hội hóa, môi trường văn hóa và các đặc trưng nhân khẩu của cá nhân sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho cá nhân hệ thống tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với cuộc sống. Bài viết này phân tích sự hài lòng về cuộc sống đối với 2 khía cạnh là việc làm và mức sống, dựa trên số liệu thuộc đề án “Sự hài lòng về cuộc sống” của ĐHQG HN 2011. Đề tài cho thấy thái độ chủ quan về mức sống cùng và nghề nghiệp của người Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức “tương đối hài lòng”, với khá ít những đánh giá tiêu cực.

- Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm (2015), Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.[20]

Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; cũng như phản ánh thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện xây dựng nông mới giai đoạn 2010-2014. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2020

- Tác giả Trần Văn Hiền (2019), với đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. [15]

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới; đồng thời phản ánh thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019 và đề xuất giải pháp đặc thù cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2025

- Tác giả Lê Quang Thắng (2016), với đề tài xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững trên địa bàn xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. [21]

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững; đồng thời phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững trên địa bàn xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp đặc thù đối với xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững trên địa bàn cấp xã, và đặc thù cho xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.

- Tác giả Dương Văn Thao (2018), với đề tài Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên. [22]

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới; đồng thời phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2017. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp đặc thù đối với xây dựng nông thôn mới Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2025.

- Dương Thúy Hoàn (2016), Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Hà Nội [23]

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh; đồng thời phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2015. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp đặc thù đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn đến năm 2020.

Qua đó cho thấy, có rất nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về đánh giá sự hài lòng của người dân, cũng như công tác xây dựng nông thôn mới. Qua nghiên cứu

các đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới mà các tác giả trước đã nghiên cứu, bản thân tác giả cũng nghiên cứu các vấn đề về đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, tác giả khẳng định đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các nghiên cứu trước.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km; cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách khu du lịch hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố. Là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; Phía Đông giáp huyện Phú Bình; phía Đông nam, Tây, Nam giáp thị xã Phổ Yên; Phía Bắc, Đông bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Sông Công nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Thành phố có nhiều đường giao thông thủy, bộ ngang dọc với Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua, rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh nói chung và Sông Công nói riêng.

2.1.1.2 Diện tích

Thành phố Sông Công có tổng diện tích đất tự nhiên 9.671,41 ha trong đó có 7.537,8 ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, địa hình của chủ yếu là đồi gò thấp, nền nhiệt độ trung bình là 230C, độ ẩm không khí trung bình đạt 82%, lượng mưa trung bình đạt 2.097 - 2.168 mm/năm, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. [34]

Phát triển công nghiệp của thành phố Sông Công đã được hình thành trên cơ sở phát triển Khu công nghiệp Gò Đầm cùng với sự phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và là vùng trọng điểm của cả nước trong phát triển ngành công nghiệp thời kỳ những năm 70 của thế kỷ trước. Thành phố Sông Công đã được Chính phủ

cho chủ trương và được UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định phê duyệt 2 khu công nghiệp tập trung và 4 cụm công nghiệp nhỏ:

+ Khu công nghiệp Sông Công I: Diện tích 196,88 ha. Diện tích QHCT giai đoạn I là 69,37 ha (gồm Khu A và Khu B), diện tích giai đoạn II là 99,21 ha. Đã thu hút được 73 dự án trong đó có 39 dự án đã đi vào hoạt động (09 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng số vốn đã đầu tư 2.027 tỷ đồng và 14,111 triệu USD, với tổng diện tích đất cho thuê 76,6 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 40%. [34]

+ Khu công nghiệp Sông Công II tại xã Tân Quang: Hiện tại Thành phố đã và đang phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh và các sở, ngành của tỉnh tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng đường 36m, khu tái định cư 06 ha, 50 ha giai đoạn I, hiện đang thực hiện kê khai tài sản đối với các hộ trong diện giải phóng.

+ Cụm công nghiệp Khuynh Thạch: Quy mô 19,3 ha; Hiện có 3 Dự án đầu tư đã đi vào hoạt động; tỷ lệ lấp đầy khoảng 51%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cụm công nghiệp Nguyên Gon: Có diện tích 16,6 ha. Hiện có 11 dự án đăng ký đầu tư trong đó 10 dự án đã đi vào hoạt động và 1 dự án đang trong quá trình xây dựng; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 80%.

+ Cụm công nghiệp Bá Xuyên: quy mô 48,53 ha. Hiện nay CCN này mới có 1 Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 0,7%.

+ Cụm công nghiệp Lương Sơn: Diện tích 34,53 ha mới được quy hoạch bổ sung thêm theo Quyết Định 1313/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [34]

2.1.1.3. Đơn vị hành chính và lực lượng lao động

Thành phố Sông Công có 11 đơn vị hành chính, gồm 7 phường và 4 xã (tính đến 20/11/2019), thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường Châu Sơn và Đề án số 09-ĐA/TU ngày 29/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả [39], T.P Sông Công đã sáp nhập 2 đơn vị hành chính cấp xã là phường Lương Châu và xã Vinh Sơn để thành

lập phường Châu Sơn. Từ ngày 21/11/2019, Thành phố Sông Công có 10 đơn vị hành chính, gồm 7 phường và 3 xã, trong đó cả 3/3 xã đều đã đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng dân số quy đổi của thành phố là: 109.409 người, trong đó dân số thường trú 72.186 người. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 43.311 người (chiếm khoảng 60%), trong đó lao động khu vực nội thành là 30.269 người, ngoại thành là 13.042 người. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp có 16.721 người (chiếm 38,6%); lao động công nghiệp, xây dựng 19.593 người (chiếm 45,24%), lao động hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ 6.997 người (16,16%). Trong chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020, TP Sông Công nằm trong danh mục đô thị được nâng cấp thành đô thị loại II. [34]

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Quy mô tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, TP Sông Công không ngừng phát triển về mặt kinh tế xã hội, là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân hàng năm dự ước đạt 19,39% (theo giá so sánh năm 2010). Giá trị sản xuất các ngành kinh tế dự ước đến năm 2020 đạt 12.978 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Ngành công nghiệp, xây dựng dự ước đến năm 2020 đạt 11.155 tỷ đồng; tốc độ tăng GTSX bình quân 20,66 %/năm (Mục tiêu 17% trở lên). Ngành thương mại - dịch vụ dự ước đến năm 2020 đạt 1.088 tỷ đồng; tốc độ tăng GTSX bình quân 20,01%/năm (Mục tiêu 20% trở lên). Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dự ước đến năm 2020 đạt 735,3 tỷ đồng; tốc độ tăng GTSX bình quân 6,47%/năm (Mục tiêu 5% trở lên). So với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ VIII, tốc độ tăng GTSX các ngành kinh tế cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. [34]

Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo định hướng mục tiêu Nghị quyết đề ra: Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại dịch vụ ngày càng gia tăng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản hàng năm có xu hướng giảm dần.

2.1.2.2. Thu chi ngân sách

Bảng 2.1: Thống kê tổng thu, chi NSNN trên địa bàn TP Sông Công giai đoạn 2018-2020 ĐVT: Trđ Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Tổng thu NSNN 329.596 454.475 402.132 124.879 137,89 (52.343) 88,48 Tổng chi NSNN 622.642 778.426 758.763 155.784 125,02 (19.663) 97,47 Cân đối (293.046) (323.951) (356.631) (30.905) 110,55 (32.680) 110,09

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính TP Sông Công)

Qua bảng số liệu cho thấy, tốc độ thu NSNN trên địa bàn có sự biến động chưa ổn định, tổng thu NSNN năm 2018 đạt 329.596 trđ, năm 2019 đạt 454.475 trđ, tăng 124.879 trđ, tương ứng tăng 37,89% so năm 2018. Đến năm 2020 chỉ đạt 402.132 trđ, giảm 52.343 trđ, tương ứng giảm 11,52% so năm 2019. Trong đó, giảm chủ yếu khoản thu cân đối ngân sách năm 2020 là 49.963 trđ, tương ứng giảm 11,23% so năm 2019; Thu qua quản lý ngân sách giảm 2.380 trđ, tương ứng giảm 24,66% so năm 2019.

Tổng chi NS năm 2018 là 622.642 trđ, năm 2019 là 778.426 trđ, tăng 155.784 trđ, tương ứng tăng 25,02% so năm 2018; năm 2020 là 758.763 trđ, giảm 19.663 trđ, tương ứng giảm 2,13% so năm 2019. Mức giảm tổng chi NS chủ yếu do giảm chi cân đối ngân sách 18.658 trđ, tương ứng giảm 2,69% so năm 2019; Chi bổ sung cho NS cấp dưới cũng bị cắt giảm 5.958 trđ, tương ứng giảm 7,08% so năm 2019 (chủ yếu giảm khoản bổ sung có mục tiêu).

Năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sông Công. Nhiều Doanh nghiệp vì thế mà doanh thu sụt giảm; hàng hóa làm ra bị tồn kho, không bán được. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Sông Công đạt trên 340 tỷ đồng (vượt 30% kế hoạch tỉnh giao, vượt 17% kế hoạch thành phố giao). Trong đó, một số khoản thu đạt cao như thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh; thu tiền thuê đất; thu tiền sử dụng đất. Đáng chú ý, một số dự án đầu tư về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) đang trong quá trình hoàn thiện, hứa hẹn không chỉ mang lại diện mạo mới mà còn bắt đầu tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương. [34]

2.1.2.3. Về sản xuất công nghiệp, phát triển doanh nghiệp

Sản xuất công nghiệp có bước phát triển đột phá, tốc độ tăng bình quân đạt 19,6%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 9.250 tỷ đồng, gấp 2,19 lần so với năm 2015. Khu công nghiệp Sông Công I, Sông Công II và các cụm công nghiệp trên địa bàn tiếp tục được quan tâm đầu tư hạ tầng và tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích theo quy hoạch được phê duyệt. Riêng khu công

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 46)