Chi phí chương trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 73)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Chi phí chương trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Sông Công

Nguồn vốn xây dựng NTM tại TP Sông Công gồm 04 nguồn chính: (i) Ngân sách nhà nước (gồm NSTW và NSĐP, phân thành vốn trực tiếp cho chương trình và vốn lồng ghép) 40%; (ii) vốn tín dụng 30%; (iii) vốn doanh nghiệp 20%; (iv) vốn

đóng góp của cộng đồng dân cư 10%. 2.1.2.4. Chính sách hỗ trợ xây dựng NTM Ngoài Quyết định 800 và Quyết định 491 là 2 văn bản pháp lý cơ bản định hướng xây dựng NTM thì còn có rất nhiều các chính sách của các Bộ, ngành hướng dẫn, hỗ trợ cho việc thực hiện mỗi nội dung xây dựng NTM. Có thể phân chia thành hai nhóm chính sách chủ yếu đang được thực hiện để hỗ trợ xây dựng NTM là: Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp: gồm các chính sách hướng trực tiếp vào việc hỗ trợ các xã thực hiện 19 tiêu chí NTM. Các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực nào được giao chủ trì lĩnh vực đó và đề xuất với Chính phủ ban hành quy định cụ thể về chính sách đầu tư, hỗ trợ. Nhóm chính sách hỗ trợ gián tiếp: gồm các chính sách hỗ trợ hoạt động xây dựng NTM, gián tiếp tác động tới việc đạt được các tiêu chí NTM. Ví dụ: chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, chính sách đưa trí thức trẻ về nông thôn, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT.

Ban chỉ đạo XDNTM tại TP, đã chỉ đạo và thực hiện kinh phí cho xây dựng NTM theo các lĩnh vực như sau:

- Công tác xây dựng giao thông: kinh phí huy động thực hiện trong 10 năm là: 183.678,55 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.277 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 19.919 triệu đồng; ngân sách thành phố: 63.252 triệu đồng; nhân dân : 99.230,55 triệu đồng.

- Công tác cho đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi là: 10.066,68 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 611,29 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 2.417,44 triệu đồng, ngân sách thành phố: 3.783,97 triệu đồng, nhân dân: 2.671,39 triệu đồng, doanh nghiệp: 582,59 triệu đồng.

- Công tác cho đầu tư xây dựng mới, cải tạo lưới điện: trung áp, hạ áp và hệ thống công tơ là 38.983 triệu đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 52 triệu đồng, ngân sách thành phố là 2.753 triệu đồng, nhân dân: 826 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 35.352 triệu đồng.

Đến nay, toàn thành phố Sông Công có 27/31 trường học đạt chuẩn quốc gia bằng 87%. Trên địa bàn 4 xã xây dựng nông thôn mới có 10/10 trường học, 106 lớp (Mầm non - Tiểu học - Trung học cơ sở) đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 100%. Tổng

số giáo viên là 268 giáo viên; có 106 phòng học/106 lớp, các trường được công nhận chuẩn có đầy đủ các phòng thuộc khối phòng học chức năng, khối văn phòng, và các phòng phục vụ dạy và học khác. Trang thiết bị trong lớp và đồ dùng đồ chơi ngoài trời đầy đủ theo quy định trường chuẩn Quốc gia. 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên. 4/4 xã có tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia đạt 100% cao hơn yêu cầu của bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học: 205.921,9 triệu đồng. Trong đó: ngân sách Trung ương 420 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 1.250 triệu đồng; ngân sách thành phố: 138.486 triệu đồng, ngân sách xã 848,7 triệu đồng, nhân dân: 64.917,20 triệu đồng.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa là: 36.947 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 10.757 triệu đồng, ngân sách tỉnh 2.790 triệu đồng; ngân sách thành phố 17.149 triệu đồng, ngân sách xã 90 triệu đồng, nhân dân 6.161 triệu đồng.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại là: 3.666,6 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách thành phố 3.273 triệu đồng, nhân dân 393,6 triệu đồng.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông là: 2.241 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 1.031 triệu đồng, ngân sách tỉnh 720 triệu đồng; ngân sách thành phố 330 triệu đồng, ngân sách xã 160 triệu đồng.

- Công tác kinh phí để xóa nhà dột nát là: 1.416 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 40 triệu đồng, ngân sách tỉnh 220 triệu đồng; ngân sách thành phố 891 triệu đồng, nguồn khác 265 triệu đồng.

- Công tác đầu tư cho phát triển sản xuất ước đạt: 173.604,43 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 1.517,7 triệu đồng, ngân sách tỉnh 3.890,18 triệu đồng; ngân sách thành phố 2.598,55 triệu đồng, vốn tín dụng 165.598 triệu đồng.

- Công tác hỗ trợ cho chương trình giảm nghèo là: 28.180,01 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương 27.564,76 triệu đồng; nhân dân: 615,25 triệu đồng).

-Kinh phí tổ chức đào tạo tập huấn cho lao động nông thôn là: 2.034,4 triệu đồng từ nguồn ngân sách trung ương.

-Kinh phí huy động thực hiện tổ chức sản xuất là: 173.604,43 triệu đồng. Trong đó: ngân sách Trung ương 1.517,7 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 3.890,18 triệu đồng; ngân sách thành phố: 2.598,55 triệu đồng, vốn tín dụng: 165.598 triệu đồng.

Tổng kinh phí đầu tư môi trường và An toàn thực phẩm là: 5.621,1 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 1.790 triệu đồng, ngân sách tỉnh 289 triệu đồng; ngân sách thành phố 346,9 triệu đồng, nhân dân 3.195,2 triệu đồng.

- Kinh phí hỗ trợ nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí trung ương là: 1.330 triệu đồng.

- Kinh phí nâng cao quốc phòng, an ninh là 152.000 triệu đồng, trong đó: ngân sách trung ương: 136 tỷ đồng, ngân sách thành phố 16 tỷ đồng.

So sánh các chi phí đầu tư, cho thấy vốn đầu tư thực hiện Chương trình chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phong trào xây dựng NTM ở các địa phương không đồng đều. Nguồn kinh phí đầu tư cho nông thôn mới còn hạn chế trong khi đó một số tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, đường giao thông. Trong phát triển sản xuất còn bộc lộ một số hạn chế: việc quy hoạch chi tiết khu sản xuất tập trung tại các xã còn chậm; Quy mô sản xuất của các tổ hợp tác, các hộ gia đình còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến sức cạnh tranh yếu, việc kết nối cung cầu còn hạn chế.

3.2. Phân tích thực trạng sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Đánh giá mc độ hài lòng ca người dân trong xây dng nông thôn mi

trên địa bàn Thành ph Sông Công, tnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Thông tin cung cấp cho người dân về xây dựng nông thôn mới

Các thông tin cung cấp cho người dân về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Sông Công chủ yếu về đường lối, chính sách và các cơ chế hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực từ dân, các thông tin về Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời thường xuyên rà soát, bổ sung kiện toàn để luôn đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm

vụ xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Đặc biệt người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.

Khi tìm hiểu về khả năng tiếp cận chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM, có 100% ý kiến người dân đều được biết và hiểu 19 nội dung tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân còn hiểu chung chung, chưa biết phần việc của người dân phải làm gì khi tham gia xây dựng NTM tại địa phương... Kết quả được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

(Mức đánh giá bằng thang đo gồm 5 bậc: Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý; Bậc 4:

Đồng ý; Bậc 3: Không rõ; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý)

Bảng 3.1: Các kênh tiếp cận thông tin của người dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới (n=360)

TT Kênh thông tin 1 2 3 4 5 Điểm trung

Đánh giá 1 Từ cán bộ xã 0 0 123 87 150 4,08 Hài lòng 2 Qua các tổ chức, đoàn thể của địa

phương

0 5 160 90 105 3,82 Hài lòng 3 Từ các phương tiện thông tin đại chúng 0 3 120 87 150 4,07 Hài lòng 4 Từ các nguồn khác 0 5 134 95 126 3,95 Hài lòng

(Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả, 2020)

Qua bảng điều tra, cho thấy các chính sách của Nhà nước về Chương trình xây dựng NTM mà người dân tiếp cận được chủ yếu thông qua chính quyền địa phương (từ cán bộ xã thông qua các buổi họp), đa số nhận được sự hài lòng của người dân. Điều này, cho thấy công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương đã và đang được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ.

Tổng hợp kết quả điều tra đối tượng cán bộ lãnh đạo cấp Thành phố và cán bộ cấp xã tham gia chỉ đạo công tác xây dựng Nông thôn mới của địa phương cho thấy gần đa số người được hỏi đều trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các câu hỏi về sự phù hợp của chính sách, việc ban hành, triển khai chính sách kịp thời, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu và người dân đã nắm được chính sách ủng hộ và thực hiện tốt chính sách.

Bảng 3.2: Đánh giá của lãnh đạo địa phương về các chính sách của Nhà nước và địa phương đối với xây dựng nông thôn mới (n=25)

TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 Điểm trung bình

Đánh giá 1 Các chính sách của Nhà nước đã phù hợp

với yêu cầu thực tế - - 1 9 15 4,56

Rất hài lòng 2 Việc ban hành chính sách rất kịp thời,

giải quyết được yêu cầu công việc - - - 10 15 4,6

Rất hài lòng 3 Các cán bộ quản lý đã nắm chắc được chính sách để thực hiện nhiệm vụ - - - 11 14 4,56 Rất hài lòng 4 Việc triển khai chính sách đã rõ ràng,

đảm bảo yêu cầu - - - 13 12 4,48

Rất hài lòng 5 Người dân đã cơ bản nắm được chính

sách - - 1 17 7 4,24

Rất hài lòng 6 Người dân ủng hộ và thực hiện chính

sách

- - 2 20 3 4,04 Hài lòng

(Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả,2020)

Vẫn với các câu hỏi như trên đặt ra với người dân, tổng hợp kết quả phiếu điều tra như sau:

Bảng 3.3. Đánh giá của người dân về các chính sách của Nhà nước và địa phương đối với xây dựng nông thôn mới (n=360)

TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 Điểm trung bình

Đánh giá 1 Các chính sách của Nhà nước đã phù

hợp với yêu cầu thực tế - 5 73 176 106 4,06

Hài lòng 2 Việc ban hành chính sách rất kịp thời,

giải quyết được yêu cầu nhiệm vụ - 3 69 210 78 4,01

Hài lòng 3 Người dân đã cơ bản nắm chắc được

chính sách để thực hiện chính sách - 2 63 212 83 4,04

Hài lòng 4 Việc triển khai chính sách của cán bộ

rõ ràng, đảm bảo yêu cầu - 7 56 212 85 4,04 lòng Hài 5 Người dân ủng hộ và thực hiện chính sách - 5 43 211 101 4,13 lòng Hài

Kết quả tổng hợp được cho thấy đa số người dân hài lòng về các chính sách, chủ trương của Nhà nước và TP Sông Công đưa ra đối với xây dựng NTM, tuy nhiên 80% ý kiến của người dân đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các câu hỏi về sự phù hợp của chính sách, việc ban hành, triển khai chính sách kịp thời, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu và người dân đã nắm được chính sách ủng hộ và thực hiện tốt chính sách. Có khoảng 10% không còn không nắm rõ được các thông tin nên không cho kết quả đánh giá cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn một lượng nhỏ ý kiến không đồng thuận.

Nghiên cứu khảo sát về nội dung: Thông tin cung cấp cho người dân về xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Qua đó cho thấy thông tin cung cấp cho người dân được cơ quan chức năng phổ biến tuyên truyền về chương trình XDNTM, trong các thông tin cung cấp người dân đã nắm được vai trò của mình vừa là chủ thể triển khai và trực tiếp thụ hưởng chương trình xây dựng nông thôn mới nên đã chủ động tìm hiểu thông tin về CT XD NTM chiếm 95% tổng số điều tra, người dân biết rõ các tiêu chí XD NTM của xã mình chiếm 90% và nắm ý nghĩa của việc XD NTM 100%.

Bảng 3.4: Thông tin cung cấp cho người dân về xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (n=360)

TT Nội dung thông tin 1 2 3 4 5

Điểm trung bình

Đánh giá 1 Ông (Bà) được phổ biến về CT XD NTM 0 5 42 186 127 4,21 Rất hài

lòng 2 Ông (Bà) đã chủ động tìm hiểu

thông tin về CT XD NTM 0 7 32 195 126 4,22

Rất hài lòng 3 Ông (Bà) đã biết rõ các tiêu chí XD

NTM của xã mình 0 4 45 193 118 4,18 Hài lòng 4 Ông (Bà) đã được cung cấp các tài

liệu về NTM 0 3 59 212 86 4,06 Hài lòng 5 Ông (Bà) biết ý nghĩa của việc XD NTM 0 4 55 185 116 4,15 Hài lòng

Qua đó, phản ánh việc người dân trên địa bàn thành phố Sông Công thấm nhuần chủ trương trên, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể, người nông dân trên địa bàn đều nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới; coi xây dựng nông thôn mới là việc của chính mình, gia đình mình, mình làm cho mình; bản thân, gia đình mình trực tiếp hưởng lợi, không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn 10% người dân rõ các tiêu chí XD NTM của xã; 5% người dân chưa chủ động tìm hiểu thông tin về CT XD NTM.

Nguyên nhân có thể do nhận thức vẫn còn tình trạng một bộ phận dân cư có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, có thì hưởng không có thì thôi nên việc huy động người dân tham gia chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc hiến đất giải phóng mặt bằng, tham gia ngày công lao động, do hoàn cảnh tiếp cận thông tin, do phương thức truyền thông hoặc do trình độ năng lực cán bộ quản lý Ban chỉ đạo xã còn hạn chế do kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản nên lúng túng trong triển khai thực hiện. Cụ thể, từ việc tuyên truyền vận động nhân dân, phân công trách nhiệm triển khai các bước công việc theo nội dung đề án, lập hồ sơ dự án thành phần, lập kế hoạch huy động nguồn lực, đăng ký nhu cầu vốn thực hiện đề án và phương pháp tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án… làm cho một bộ phận người dân chưa chủ động tìm hiểu thông tin về CT XD NTM, chưa hiểu rõ ràng, cụ thể về các tiêu chí XD NTM của xã. Dẫn tới người dân chưa nhận thức trách nhiệm đóng góp về công sức và vật chất của mình trong XDNTM ngay trên địa bàn mình sinh sống.

Qua bảng kết quả điều tra cho thấy, người dân hài lòng về các công việc đóng góp cùng tham gia xây dựng NTM, nên đã tích cực tham gia các cuộc họp bàn bạc, thảo luận về chương trình xây dựng NTM; khi hỏi về những công việc mà người dân tham gia vào xây dựng NTM ở địa phương thì thấy người dân các xã đã được tham gia vào các công việc như: có ý kiến đóng góp trong việc kế hoạch NTM hàng năm; tham gia giám sát các công trình được đầu tư xây dựng tại địa phương; tham gia đóng góp của người dân vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại bản bằng nhiều hình thức khác nhau như: ngày công lao động, hiến đất đai, cây cối...

Bảng 3.5. Những công việc người dân tham gia xây dựng Nông thôn mới tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (n=360)

TT Nội dung công việc 1 2 3 4 5

Điểm trung bình

Đánh giá

1

Tham gia các cuộc họp bàn bạc, thảo luận về chương trình xây dựng NTM

0 3 13 176 168 4,41 Rất hài lòng

2

Đóng góp ý kiến trong việc quy hoạch, đề án xây dựng NTM, kế hoạch hàng năm...

0 3 32 210 115 4,21 Rất hài

Một phần của tài liệu Nguyen sinh hung (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)