Nhiên liệu hàng không

Một phần của tài liệu Khó khăn và giải pháp của các hãng hàng không (Trang 26 - 31)

1.2. Các nguồn cung hàng không

1.2.2. Nhiên liệu hàng không

Nhiên liệu hàng không (Aviation fuel) là một phần tất yếu trong việc vận hành tàu bay nói riêng và ngành hàng khơng nói chung. Hàng khơng cung cấp mạng lưới giao thơng nhanh chóng trên thế giới cần thiết cho kinh doanh và du lịch toàn cầu và nhiên liệu hàng khơng đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển ấy.

1.2.2.1. Nhu cầu về nhiên liệu hàng không hiện nay

Với giá trị thị trường lên đến hơn 300 tỷ đô la vào năm 2018 và sẽ tăng vọt lên đến hơn 450 tỷ đô la vào năm 2026. Từ đây cho thấy nhiên liệu vẫn sẽ là một phần quan trọng với ngành công nghiệp hàng không trong thập niên tới.

Biểu đồ 1.7. Giá trị thị trường nhiên liệu hàng khơng tồn cầu (2015-2026) [8]

Phân khúc nhiên liệu dành cho tàu bay dân dụng áp đảo hoàn toàn thị trường nhiên liệu, nhưng điều này đồng thời là nỗi đau đầu rất lớn dành cho các nhà lãnh đạo của các

Hãng hàng không, khi giá nhiên liệu đang ngày một tăng cao. Theo thống kê từ Oliver Wyman cho biết rằng giá nhiên liệu chiếm từ 20% đến 25% tổng chi phí khai thác của các Hãng hàng không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hãng và bắt buộc các hãng phải có các chiến lược cụ thể và có hiệu quả trong việc đối phó với giá nhiên liệu như hiện nay.

Biểu đồ 1.8. Thị phần nhiên liệu dành cho các loại tàu bay năm 2018 [8]

1.2.2.2. Tác động của giá nhiên liệu lên các hãng

Ta sẽ xem các Hãng hàng không giá rẻ ở Indonesia và Ấn Độ đã bị sự tăng giá nhiên liệu tác động như thế nào.

Indonesian [11]

Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Indonesia năm 1998, các Hãng hàng khơng giá rẻ đã ra đời có thể kể đến: Jatayu Airlines, Lion Air, Star Air và tiếp theo là Batavia Air,

Sriwijaya Air, Adam Air... đã phần nào chiếm được thị trường và có sự phát triển tương đối bền vững. Tuy nhiên, trong một thập kỉ qua, đã có nhiều Hãng hàng khơng đóng cửa và ngừng hoạt động vì họ khơng thể cạnh tranh. Điều này xuất phát từ nhiều lý do nhưng nổi bật hơn cả là do nền kinh tế Indonesia lại suy thoái và giá nhiên liệu hàng không thế giới tăng mạnh ở những năm đầu thế kỉ 21.

Giá nhiên liệu thay đổi đáng kể nhất, từ 2.700 Rp/L đến 4.500 Rp/L, trong khi vào thời điểm đó, gần như tất cả các hãng vẫn đang sử dụng tàu bay với động cơ Turbine Jet. Do đó, chính phủ nước này đã phải áp dụng phụ phí nhiên liệu để duy trì hoạt động của các hãng. Từ đầu năm 2011, giá nhiên liệu đã tăng đáng kể do sự thay đổi chính trị ở các nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới: các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông. Và đến giữa năm 2013, tỷ số hối đoái của Indonesia biến động mạnh làm cho đồng Rupiah mất giá trầm trọng so với đồng đô la mà đỉnh điểm là 12.104 Rp/ USD. CEO của Garuda Airlines, ông Satar, chia sẻ: “Tồn bộ ngành cơng nghiệp hàng khơng đã bị tàn phá bởi mất giá liên tục của đồng rupiah kể từ giữa năm 2013”.

Ấn Độ [9]

Đây có thể coi là thị trường vơ cùng khó khăn cho các Hãng hàng khơng. Bởi giá nhiên liệu hàng không ở Ấn Độ luôn cao hơn tận 65% so với giá trung bình trên Thế giới, điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách của các hãng. Theo cục thống kê quốc gia Ấn Độ thì giá nhiên liệu chiếm đến 40% chi phí vận hành của các hãng.

Dưới đây là bảng thống kê cho thấy giá nhiên liệu tài các sân bay ở Ấn Độ cao hơn rất nhiều khi so sánh với các sân bay trên thế giới và khu vực.

Biểu đồ 1.9. Giá nhiên liệu ở các sân bay trên Thế giới [9]

Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho giá nhiên liệu ở Ấn Độ cao ngất ngưỡng bao gồm: sự mất giá của động Rupee, cấu trúc thuế nhiên liệu bất hợp lý ở nước này (20-30%), cơ chế quản lý giá của chính phủ và hơn hết là sự độc quyền của 3 công ty nhiên liệu lớn ở Ấn Độ gồm có: Indian Oil Corporation Ltd, Hindustan Petroleum và Bharat Petroleum…

Đây quả thật là một thách thức lớn cho các hãng, yêu cầu đề ra là các chiến lược để có thể duy trì hoạt động của các hãng.

Các Hãng hàng không ở Ấn Độ đang quay cuồng với áp lực giá nhiên liệu tăng cao và đang cố gắng duy trì bằng cách cắt giảm các tuyến, tăng phụ phí cho xăng dầu, thúc đẩy các biện pháp cắt giảm chi phí như: giao dịch vé điện tử, tính phí dịch vụ thức ăn…

1.2.2.3. Chiến lược từ các Hãng hàng không

Đây quả là một thách thử cho mọi trưởng phòng kế hoạch của mỗi hãng. Những chiến lược hiện quả sẽ mang lại lợi nhuận tốt cũng như sẽ lèo lái Hãng hàng không ấy tiếp tục vững bước trong thị trường khắc nghiệt như hiện nay. Nếu đi sai hướng với các giải pháp khơng tối ưu thì sẽ là sự đào thải của ngành, dẫn đến phá sản dành cho hãng. Sau đây tôi sẽ điểm qua một số chiếc lược hiện quả được các Hãng hàng không trên Thế giới áp dụng.

Đầu tư vào các dòng tàu bay tiết kiệm nhiên liệu [12] [13]

Đây được coi như là một giải pháp trực diện nhất dành cho các hãng. Bởi đội tàu bay là nòng cốt trong việc vận hành của ngành hàng không. Khắc phục được vấn đề cố hữu này, coi như là một thành công tạo nên sự vững chắc cho hãng ấy. Các hãng sản xuất đã cho ra đời những dòng tàu bay sử dụng động cơ turboFan thay thế cho động cơ turbo Jet, thứ đã ngốn quá nhiều nhiên liệu. Động cơ mới này giúp nâng cao hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, tạo ra nhiều lực đẩy và cịn ít tiếng ồn hơn, giúp bảo vệ mơi trường. Từ đây các hãng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn để nâng cấp đội tàu bay của chính mình.

Airbus đã cho ra đời dịng tàu bay A320neo tiết kiệm nhiên liệu với khẩu hiệu

“Unbeatable fuel efficiency”. Với thế động cơ thế hệ mới (the PurePower PW1100G-JM và the Leap-1A) và thiết bị wingtip lớn (Sharklets) từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu cho tàu bay. Bamboo Airways đã nắm bắt được ưu thế này nên đã đón A320neo về đội bay của hãng (3/11/2019) …

Boeing cũng chẳng chịu kém cạnh khi đã tức tốc cho ra đời dòng tàu bay thương mại cỡ lớn và tiết kiệm nhiên liệu mang tên 787 Dreamliner. Có đến 3 mẫu thuộc dịng 787

Dreamliner với những mục đích khác nhau, tạo cho các hãng sự lựa chọn phù hợp nhất với đội tàu bay của họ. Dòng tàu bay này được cả hãng Etihad kết hợp với Boeing để chế tạo riêng cho hãng, nó mang tên Greenlines, giúp tiết kiệm 20% chi phí nhiên liệu cho hãng. Và ở Việt Nam, VietNam Airlines cũng đã tậu riêng cho mình dịng 787-10

Dreamliner hiện đại nhất với giá 338 triệu USD… Cho thấy được hiệu quả sử dụng nhiên liệu của tàu bay luôn được các hãng ưu tiên hàng đầu.

Mang theo nhiên liệu dư thừa (Fuel tankering) [10]

a. Thế nào là Fuel tinkering?

Đây là việc khi một chiếc tàu bay cố tình mang theo nhiên liệu dư thừa để giảm hoặc loại bỏ việc tiếp nhiên liệu tại các sân bay mà nó bay đến. Các hãng biết rõ rằng các sân bay đến bán nhiên liệu cho tàu bay với chi phí cao hơn sân bay xuất phát (Chẳng hạn, tại sân bay Schiphol của Amsterdam, nhiêu liệu rẻ hơn 55% so với với sân bay trên đảo Corse của Pháp). Nên các Hãng hàng không sẽ mang thêm nhiên liệu trên tàu bay để họ có thể giảm thiểu số tiền họ chi tiêu khi đến sân bay khác.

Nghiên cứu của cơ quan Châu Âu Eurocontrol đã chỉ ra rằng hơn 15% các chuyến bay trong khu vực hàng không dân dụng châu Âu (ECAC) đang sử dụng mang theo nhiên liệu. Mặc dù Eurocontrol không nêu tên bất kỳ Hãng hàng không nào, nhưng nghiên cứu của họ cho thấy rằng việc mang theo nhiên liệu này là rất phổ biến, đặc biệt là trên các tuyến đường ngắn của châu Âu.

b. Vấn đề môi trường báo động

Nghiên cứu của Eurocontrol cho thấy một chuyến bay 300nm vận hành với việc mang theo nhiên liệu sẽ tạo ra thêm 142kg CO2. Với 1 chuyến bay thì điều này khơng quá nghiêm trọng, tuy nhiên với trung bình 30.000 chuyến bay mỗi ngày trong khu vực ECAC thì đây quả thật là báo động đỏ cho vấn đề mơi trường. Theo tính tốn của Eurocontrol, thì việc mang theo nhiên liệu dư sẽ phải chịu trách nhiệm cho 901.000 tấn CO2 sinh ra từ các hãng trong mỗi năm. Mới đây, kênh tin tức BBC Panorama đã điều ra và tố cáo Hãng

hàng không British Airways đã xả 18.000 tấn carbon dioxide trong năm qua do việc vận tải thêm nhiên liệu…

Vấn đề là, trong khi việc nạp nhiên liệu là một quyết định kém về quan điểm mơi trường, nhưng từ góc độ tài chính, nó lại mang ý nghĩa lớn cho các hãng. Ông Willie Walsh của IAG (International Airlines Group) tuyên bố rằng các Hãng hàng không đang tiết kiệm khoảng 265 triệu euro mỗi năm thông qua hoạt động này. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các Hãng hàng không châu Âu đang vận lộn để kiếm tiền thì việc họ quan tâm đến lợi ích mơi trường hơn lợi nhuận của họ có lẽ là điều xa xỉ.

1.2.2.4. Kết luận về nhiên liệu hàng không

Ta đã thấy rõ sự tăng giá nhiên liệu hàng không là một nỗi lo to lớn dành cho các Hãng hàng khơng. Sự ảnh hưởng sâu sắc của nó lên doanh thu của hãng đã buộc những chiến lược dài hại cũng như hiệu quả để ứng phó với tình hình hiện nay là vơ cùng thiết yếu. Các hãng cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề đang tồn tại, song sự ô nhiễm môi trường lại tiếp tục bắt các nhà kế hoạch phải vừa thỏa mãn cái hai khía cạnh: kinh tế và mơi trường, bằng những chiến lược tối ưu hơn thân thiện với môi trường hơn.

Một phần của tài liệu Khó khăn và giải pháp của các hãng hàng không (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w