a. Tỉ lệ mật độ doanh nghiệp/ mật độ khách hàng
Ở nơi có tỉ lệ này cao thì sức mặc cả của khách hàng tăng lên do họ có nhiều lựa chọn và ngược lại. Ở nơi có mật độ khách hàng lớn thì lợi thế lại nghiêng về phía các doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp hàng không đang thừa công suất (over-capacity): Số lượng hành khách các Hãng hàng không có khả năng khai thác lớn hơn nhiều so với lượt hành khác di chuyển thực tế. Điều này gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.
Tỉ lệ mật độ doanh nghiệp/ mật độ khách hàng chính là lý do khiến những hàng hàng không mới, hoặc nhỏ hơn lựa chọn các đường bay chính để giảm sự cạnh tranh với những hãng lớn.
b. Mức độ phụ thuộc vào kênh phân phối sẵn có
Kênh phân phối ở đây được hiểu là các đại lý, phòng vé, các công ty du lịch. Các hàng không truyền thống thường phải chi trả một phần chi phí cho những công ty này. Trong khi các Hãng hàng không giá rẻ tập trung vào việc bán vé trực tiếp để giảm thiểu chi phí cho kênh phân phối.
c. Chi phí chuyển đổi của nhà cung cấp là cao
Các nhà sản xuất phải đối mặt với chi phí chuyển đổi để nâng cấp tài sản của mình, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng hay hiệu suất cao hơn. Giả sử họ không chấp nhận chuyển đổi do không thấy được lợi nhuận lớn hơn mà nó đem lại. Nếu như thị trường thay đổi thì họ sẽ phải tìm cách giảm giá sản phẩm có chất lượng thấp hơn mà họ đang tạo ra. Các nhà cung cấp thường sẽ để cho người mua chịu chi phí chuyển đổi sau một khoảng thời gian thực hiện chuyển đổi. Tuy nhiên tính kinh tế theo quy mô ảnh hưởng nhiều tới việc này vì doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì chi phí đơn vị sẽ cao hơn.
Chính là sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành. Bao gồm cạnh tranh giữa các hãng giá rẻ, truyền thống và các Hãng hàng không lai; cũng như cạnh tranh trong cùng một loại hình hàng không với nhau.
e. Sự nhạy cảm về giá của người mua
Sự nhạy cảm về giá được hiểu là mức độ mà khách hàng bị ảnh hưởng bởi giá thành của một sản phẩm và dịch vụ. Sự nhảy cảm về giá còn được hiểu là mức độ bán ra của một sản phẩm khi giá bị thay đổi. Thực tế cho thấy mức giá càng rẻ thì sự nhạy cảm về giá càng tăng.
f. Lợi thế về sự khác biệt của sản phẩm
Khi sản phẩm không có nhiều sự khác biệt (các sản phẩm đều có giá trị như nhau) thì sự cạnh tranh chủ yếu nằm ở giá cả. Người mua sẽ có nhiều ưu thế khi có nhiều sản phẩm cạnh tranh.
Trong ngành hàng không thì cốt lõi dịch vụ là di chuyển từ điểm A tới điểm B. Các loại hình hàng không tạo ra sự khác biệt với nhau ở dịch vụ đi kèm như suất ăn, các gói ưu đãi,…
g. Tổng giá trị đơn hàng
Thông thường thì tổng giá trị đơn hàng cũng là một yếu tố quyết định tới sức mặc cả của khách hàng. Khi người mua mua với số lượng lớn, họ được mua hàng với giá ưu đãi hơn. Tuy nhiên, ngành hàng không là một trường hợp đặc biệt.
Tâm lý chung của không ít người khi đi mua hàng thường mong muốn mua nhiều sẽ được giảm giá, mua nhiều sẽ có khuyến mãi, hậu mãi, ... Tuy nhiên, vé tàu bay thì lại không như vậy. Tính chất của giá vé sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng chỗ ngồi trên chuyến bay. Ví dụ trên tàu bay có tổng 300 chỗ ngồi, 20% ghế đầu tiên sẽ bán bởi vé khuyến mãi, 20% tiếp theo là vé giá rẻ, 20% nữa là vé phổ thông, còn lại là vé giá cao và rất cao dành cho người mua sát ngày, mua gấp.