Chiến lược của các Hãng hàng không giá rẻ

Một phần của tài liệu Khó khăn và giải pháp của các hãng hàng không (Trang 74 - 84)

2.5.2.1. Mô hình chung của hãng giá rẻ

Ngay từ tên gọi hàng không giá rẻ ta đã thấy được rằng loại hình hàng không này chịu sức ép vô cũng lớn từ sức mặc cả của khách hàng. Họ cần cắt giảm mọi chi phí không cần thiết để hạ thấp giá thành hết mức có thể, trong khi vẫn phải sinh ra lợi nhuận.

Thị phần của LCCs trong năm 2018 là 29%, con số này có vẻ nhỏ nhưng đây là do đặc điểm chuyên chở hành khách ở các chặng bay ngắn. Lưu ý rằng thị phần năm 2014 của các Hãng hàng không giá rẻ là 14%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng cao của loại hình hàng không này. Ví dụ như với Ryanair và easyJet, và một số Hãng hàng không giá rẻ khác ở châu Âu đã lợi dụng môi trường tự do hàng không ở Liên minh châu Âu để chiếm tới 41% thị phần trong số các chuyến bay có kế hoạch năm 2015. Và ở châu Phi, nơi việc tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế thì con số này dừng ở 9%. Ở châu Á, LCC chiếm 23% thị phần.[44]

a. Chiến lược dẫn đầu về chi phí (Cost leadership strategy)[45]

Chiến lược dẫn đầu về chi phí hoạt động dựa trên nguyên tắc là sản lượng càng nhiều thì chi phí đơn vị càng thấp. Nó khai thác quy mô sản xuất bằng cách tạo ra sản phẩm có tính đồng bộ cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Tóm lại, một chiến lược dẫn đầu về chi phí

tốt giúp cho Hãng hàng không bán được nhiều đơn vị vé hơn với biên trên đơn vị sản phẩm nhỏ hơn.

Chiến lược này giúp cho các Hãng hàng không giá rẻ chiếm được phần lớn thị phần bằng cách đưa ra mức giá hấp dẫn cho những khách hàng nhạy cảm về giá. Điều này đạt được là nhờ đưa ra mức giá thấp nhất dành cho thị trường hàng mà họ hướng tới. Để có thể thành công trong việc hạ thấp giá vé mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, Hãng hàng không phải vận hành với chi phí thấp hơn mọi đối thủ của nó. Cách tiếp cận này làm tối đa hóa khả năng khai thác, từ đó giảm đi chi phí trên đầu người. Dưới đây là một vài chiến lược dẫn đầu về chi phí, qua đó doanh nghiệp có thể áp dụng để làm chủ cuộc chơi:

 Kinh tế quy mô (economies of scale): Sản xuất một cách hiệu quả giúp giảm chi phí sản xuất. Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí: doanh nghiệp càng lớn thì chi phí càng giảm.

Đối với các Hãng hàng không giá rẻ, mục tiêu của họ là tối giản chi phí vận hàng và tạo ra tối đa lợi nhuận cho họ. Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không thì chi phí dành cho mua hoặc thuê tàu bay và chi phí đậu, đỗ tàu bay được cho là tốn kém nhất. Vì vậy, mấu chốt trong chiến lược quay vòng nhanh là “tối thiểu hóa thời gian đậu, chờ giữa các chuyến bay”. Họ tối ưu bằng cách:

Đội ngũ tàu bay ít chủng loại

Đối với các Hãng hàng không giá rẻ, để họ tạo ra tối đa lợi nhuận thì các hãng luôn đầu tư những dòng tàu bay mới đặc biệt là chỉ mua một dòng tàu bay, đội bay của các hãng không giá rẻ luôn hạn chế. Hãng hàng không Ryanair mua 150 chiếc B737, Vietjet Air mua 100 chiếc B737Max,…Độ tuổi của các tàu bay luôn rất nhỏ (khoảng từ 1,5 đến 4 tuổi). Khi họ đặt hàng số lượng lớn thì sẽ có những khoản ưu đãi riêng cho các hãng. Những tàu bay mới này sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, tăng hiệu suất hoạt động, giảm lượng khí thải CO2. Không những vậy việc đầu tư mua một loại tàu bay sẽ giúp thời gian,

tiền bạc của các hãng đầu tư cho đào tạo tiếp viên, phi công, bảo dưỡng tàu bay sẽ giảm đáng kể và lên kế hoạch bay dễ dàng hơn.

Dịch vụ trên tàu bay

Đây là những khoản thu lại lợi nhuận lớn cho các hãng. Các Hãng hàng không không cung cấp các dịch vụ đồ ăn thức, thức uống miễn phí mà bán nó với chi phí cao. Các hãng giá rẻ còn tìm thêm lợi nhuận từ việc bán vật phẩm trên tàu bay, bán thêm dịch vụ thuê xe, khách sạn, bảo hiểm. Đối với các dòng tàu bay của Hãng hàng không giá rẻ, nội thất tàu bay thường tránh các thiết bị xa xỉ. Ví dụ các ghế ngồi trên trên các hãng này thì không thể ngã ra sau vì nếu mua ghế ngã được sẽ tăng chi phi phát sinh và cần phải bảo trì nhiều hơn. Các trang bị cá nhân đi kèm như màn hình giải trí, wifi hay túi ở sau ghế sẽ không có để các nhân viên dọn vệ sinh dễ hơn. Một số hãng thì có những trang bị đó nhưng khách hàng phải phí cao. Đối với các thức ăn và đồ uống, tất cả các hãng đều không miễn phí. Đây chính là dịch vụ có thể kiếm tối đa lợi nhuận cho các Hãng hàng không giá rẻ. Tạo ra chính sách “Ai đến trước ngồi trước”, nhờ chính sách này mà hãng tiết kiệm được thời gian lên tàu bay nhiều hơn, mọi người xếp hàng ngăn nắp và đến cổng sớm hơn. Hầu hết các Hãng hàng không giá rẻ đều không sử dụng cổng đi bộ vì nó rất đắt. Thay vào đó, hãng sẽ để khách hàng đi bộ xuống đường băng hoặc là đi đến tàu bay bằng xe buýt.

Sử dụng các sân bay hạng hai (thứ cấp)

Các Hãng hàng không giá rẻ thường sử dụng các sân bay thứ cấp, sân bay chưa sử dụng hết công suất để giảm thiểu chi phí cất, hạ cánh, chi phí phục vụ kĩ thuật thương mại mặt đất, dễ xin slot (chỗ và thời gian cất hạ cánh), tránh cạnh tranh trực tiếp với các hãng truyền thống, đồng thời có thể khai thác được các thị trường mà các hãng này bỏ qua. Các Hãng hàng không có thể sử dụng các sân bay lớn nhưng vào giờ ít bận rộn của sân bay để giảm tối đa chi phí

 Ứng dụng công nghệ: Áp dụng công nghệ mới tiên tiến là một cách đem lại hiệu quả đáng kể trong việc cắt giảm chi phí. Trong bất cứ ngành nào, nếu tận

dụng được những tiến bộ về khoa học công nghệ thì doanh nghiệp sẽ có được vị thế dẫn đầu về chi phí trong khoảng thời gian dài.

Các Hãng hàng không giá rẻ từ lâu đã áp dụng phương pháp bán vé trực tiếp qua mạng internet thay vì thông qua các đại lý.

 Vận hành hiệu quả: Hoàn thành nhiều công việc hơn trong một khoảng thời gian ngắn và gộp chi phí là cách để vận hành hiệu quả, cũng như giảm thiểu chi phí vận hành trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều này được thực hiện nhờ đồng bộ hóa sản phẩm, giảm thiểu dịch vụ đi kèm hay limiting customization and

personalization of service.

Trong ngành công nghiệp dịch vụ, có thể lấy ví dụ việc một nhà hàng sắp xếp việc đặt chỗ cho các bàn luôn được sử dụng. Trong ngành hàng không thì đó là việc sắp xếp lịch trình các chuyến bay, sử dụng nguồn nhân lực một cách khoa học.

Các Hãng hàng không giá rẻ luôn trả lương cao hơn mặt bằng chung, một phần là để cạnh tranh với các Hãng hàng không truyền thống, một phần vì tính chất công việc của họ. Việc người lao động có lợi ích trong hãng khuyến khích họ làm việc tích cực hơn, xây dựng và củng cố lòng trung thành nhân viên đối với hãng. Tăng cường sử dụng các nhân viên đa năng, làm việc bán thời gian để giảm thiểu số lượng nhân viên, tăng năng suất lao động, giảm chi phí lương, sử dụng các loại hợp đồng lao động linh hoạt, sử dụng những biện pháp kích thích, khuyến khích tăng năng suất lao động. Một số nhân viên của hãng có thể kiêm từ ba đến bốn vị trí như đưa khách hàng đến cổng, kiểm tra vé thậm chí cả vệ sinh tàu bay nhờ đó mà có thể tiết kiệm chi phí nhân công nhiều hơn.

Tuy nhiên, chiến lược dẫn đầu đề chi phí có nhược điểm là tính trung thành của khách hàng thấp, vì khách hàng sẽ chuyển sang Hãng hàng không khác nếu thấy có mức giá hời hơn. Chiến lược này cũng gây ra danh tiếng xấu về chất lượng, khiến cho Hãng hàng không khó xây dựng lại hình ảnh nếu nó muốn áp dụng một chiến lược khác trong tương lai.

Giá vé

Giá vé của các Hãng hàng không giá rẻ luôn rẻ hơn từ 10% - 20% so với các Hãng hàng không truyền thống. Nếu khách hàng đặt trước giá vé trước khi đi khoảng từ một tuần trở lên có thể giá vé sẽ giảm từ 50-60%. Chính sách giá vé của các Hãng hàng không tùy vào nhu cầu đi lại của khách hàng trong khu vực, tùy vào giờ bay, điểm đến,…..Một số hãng không giá rẻ luôn có những chính sách ưu đãi giá như giá vé 0 đồng, đặt vào các ngày lễ để giảm giá,… Thông thường các Hãng hàng không giá rẻ đưa ra giá vé một chiều, không thể hoàn lại, hoặc chi phí hoàn lại, đổi vé rất cao.

Đặc điểm về chiến lược xúc tiến và cạnh tranh

Để thu hút khách hàng các Hãng hàng không giá rẻ sử dụng chiến lược cạnh tranh qua giá vé và xúc tiến mạnh mẽ, cung cấp những mức giá thấp tới khó tin với số lượng ghế có hạn để gây uy tín, tập trung vào quảng cáo và sử dụng các tên hiệu dễ gây ấn tượng với khách hàng như: Tiger, Lion, Funny… làm cho khách hàng chú ý và nhanh chóng quen với thương hiệu của hãng. Đặc biệt tỉ lệ đúng giờ của các hãng thường cao so với trung bình của ngành. Trung tâm chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7 nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

2.5.2.2. Mô hình Hãng hàng không Vietjet Air

1. Giới thiệu Hãng hàng không Vietjet [47]

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Aviation Joint Stock Company), là Hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí tiết kiệm và linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA. Vietjet vừa được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín hàng đầu thế

giới chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các Hãng hàng không toàn cầu. Trước đó, AirlineRating cũng vinh danh Vietjet với giải thưởng “Best Ultra Low-Cost Airline 2018 - 2019”. Gần đây hãng cũng lọt top 50 Hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khoẻ tài chính năm 2018, theo tạp chí Airfinance Journal.

Hiện tại, Vietjet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 65 triệu lượt hành khách, với 105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia,

Campuchia… Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất tàu bay uy tín trên thế giới.

 Thông tin doanh nghiệp:

 Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET  Tên Viết tắt: VIETJET., JSC

 Tên Thương Mại: VIETJET AIR

 Vốn điều lệ: 5.416.113.340.000 đồng (Năm ngàn bốn trăm mười sáu tỷ một trăm mười ba triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng)

 Tổng số cổ phần phổ thông: 541.611.334 cổ phần (Năm trăm bốn mươi mốt triệu sáu trăm mười một ngàn ba trăm ba mươi bốn cổ phần)

 Trang Web: https://www.vietjetair.com/Sites/Web/vi-VN/Home  Tầm nhìn

Vietjet Air phấn đấu trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung

cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng.

 Sứ mệnh:

 Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và quốc tế.

 Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không.

 Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế.

 Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng và những nụ cười thân thiện.

2. Phân tích SWOT của VietJet [48] a. Strengths (Điểm mạnh)

- Mức thu nhập ngày càng tăng của người dân, GDP đạt mức tăng trưởng hơn 6%/năm

- Hệ thống đường thay thế chưa phát triển

- Tiềm lực tài chính lớn, có khả năng chịu rủi ro về tài chính và pháp luật - Đội bay mới, nhiều và phát triển mạnh

- Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình - Thương hiệu và mạng lưới phân phối mạnh b. Weaknesses (Điểm yếu)

- Chiến lược kinh doanh gặp nhiều trở ngại từ các đối tác

- Giá vé thấp do sự cạnh tranh khốc liệt dẫn đến hạn chế doanh thu - Thương hiệu và hệ thống phân phối vẫn còn yếu ở nước ngoài - Lợi nhuận chủ yếu dựa vào việc bán và thuê lại các tàu bay - Kinh nghiệm về ngành Dịch vụ hàng không còn thấp

- Kinh nghiệm điều hành còn non trẻ - Quá tải và hay bị trì hoãn chuyến bay c. Opportunities (Cơ hội)

- Khách đi/đến ở Việt Nam luôn tăng mạnh trong những năm gần đây. Du lịch phát triển mạnh

- Mạng lưới giao thông ngày càng mở rộng

- Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh dành ngành - Công nghệ hiện đại, ứng dụng cao trong ngành

- Tàu bay hiện đại: chất lượng tốt, hiệu quả cao, tiêu tốn ít nhiên liệu, tiết kiệm chi phí

- Cơ hội mở rộng cho các chuyên bay liên danh d. Threats (Thách thức)

- Cạnh tranh mạnh với các ông lớn trong ngành hàng không trong và ngoài nước: VietNam Airlines, Lion Air, AirAsia,..

- Tăng trưởng trong nước bắt đầu chậm đi

- Ùn tắc tại sân bay dẫn đến chậm trễ chuyến bay - Quá tải trong số lượng tàu bay mà hãng đã đặt - Giá nhiên liệu liên tục tăng cao

3. Chiến lược kinh doanh của hãng [49] a. Định vị

Vietjet Air là Hãng hàng không giá rẻ, tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ trung, năng động và những đối tượng đi tàu bay lần đầu, những đối tượng có thu nhập tầm trung. Các đối tượng khách hàng sử dụng thành thạo công nghệ và Internet như smartphone,

email, mạng xã hội, các hình thức thanh toán trực tuyến: visa, master card,… và có sở thích khám phá, đi du lịch thường xuyên với chi phí phù hợp. Nhóm khách hàng của Vietjet hầu hết là những người thích đổi mới, sáng tạo, thích kết nối,…

Với khẩu hiệu “Bay là thích ngay”, Vietjet đem đến cho hành khách trải nghiệm các chuyến bay với giá rẻ, các chuyến bay 0đ với dịch vụ khá tốt, đội ngũ tiếp viên trẻ trung, năng động, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay.

b. Chiến lược giá

Giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để Vietjet Air thu hút khách hàng. Muốn vậy, Vietjet phải tối ưu hóa chi phí. Vietjet Air hiện chỉ khai thác duy nhất dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321. Đây là dòng tàu bay chuyên phục vụ tuyến bay ngắn (5-6 giờ bay), giúp Vietjet Air có thể quay vòng nhiều chuyến, đi về trong ngày, giảm được chi phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay.

Loại tàu bay hãng sử dụng cũng là tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi), giúp Vietjet tiết kiệm tối đa chi phí xăng (15%). Ngoài ra, Vietjet Air cũng đã cắt giảm các chi phí hành lý đi kèm, bỏ suất ăn trên tàu bay. Thay vào đó, hành lý, ăn uống trở thành dịch vụ

Một phần của tài liệu Khó khăn và giải pháp của các hãng hàng không (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w