Nhân lực hàng không

Một phần của tài liệu Khó khăn và giải pháp của các hãng hàng không (Trang 31 - 41)

1.2. Các nguồn cung hàng không

1.2.3. Nhân lực hàng không

Nhân lực trong ngành hàng khơng vốn là nịng cốt thiết yếu trong ngành. Ngay từ thuở sơ khai của ngành, yêu cầu về năng lực cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên đều được đánh giá một cách khắc khe. Sự trổi dậy của các Hãng hàng không giá rẻ từ khi bãi bỏ đạo luật của ngành hàng không Hoa Kỳ năm 1978, đã tác động mạnh mẽ lên nguồn nhân lực trong ngành. Hai vấn đề nổi cộm dễ nhận thấy nhất chính là sự thiếu hụt nhân viên hàng không mà đặc biệt là phi cơng và vấn đề về quản lí nhân sự trong hàng khơng. Đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng tai nạn và chất lượng dịch vụ kém trong hàng không chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố con người, chứ khơng phải từ cơng nghệ. Từ đó các Hãng hàng khơng càng phải tập trung vào các chiến lược về quản lý nhân sự và thu hút được

các phi cơng để có thể duy trì và thúc đẩy năng lực làm việc của nhân viên cũng như tránh được các bất ổn trong lao động.

1.2.3.1. Sự thiếu hụt phi công

Thế giới đang cạn kiệt các phi công được đào tạo. Với đội tàu bay ngày càng tăng, lực lượng lao động hiện tại đang dần già nua, thách thức đào tạo và càng ít phi cơng rời qn đội để đầu quân cho các Hãng hàng không thương mại. Thế nên các hãng đang ráo riết cho chiến dịch tuyển dụng phi cơng. “Đây sẽ là một chu kì tuyển dụng khổng lồ cho các phi công thương mại” Tim Canoll – đại điện của Hiệp hội phi công hàng không Quốc tế (Air Line Pilots Association International), cho biết. Chủ tịch hiệp hội hàng không thương mại khu vực, bà Faye Malarkey Black, chia sẻ “Có q ít phi cơng để có thể vận hành tất cả các chuyến bay mỗi ngày và làn sóng tuyển dụng sắp đến sẽ làm cho tình hình khủng hoảng xảy ra”.

Thật vậy, các Hãng hàng không đang phải đối đầu với sự thiếu hụt phi cơng ngày càng lớn trên tồn thế giới. Do đó, họ đang phải cắt giảm nhiều tuyến khai thác và phải hủy nhiều chuyến bay do thiếu phi cơng. Dưới đây là các số liệu cho thấy tình trạng khủng hoảng phi công đang ảnh hưởng đến các hãng.

a. Thế giới

IndiGo, Hãng hàng khơng có lượng khách lớn nhất Ấn Độ, đã phải bỏ trống 10 tàu bay Airbus A320neo và hủy 30 chuyến bay mỗi ngày vì thiếu hụt phi cơng và các phi hành đoàn. Theo cục thống kê ở Úc, số lượng chuyến bay nội địa bị hủy đã đạt 10.809 vào năm 2018. Cùng lúc đó Hãng hàng khơng giá rẻ Ryanair, khai thác hơn 1.800 tuyến và sở hữu một đội bay 400 chiếc Boeing 737-800, đã giảm nhiều chuyến bay cho một số điểm đến. FedEx, Hãng hàng không vận tải lớn nhất Thế giới dự kiến sẽ mất 150-200 trong số 4.500 phi công trong năm 2019 và con số tương tự mỗi năm trong tương lai gần.

Theo các nghiên cứu của cơng ty Tài chính Quốc tế (ICF), đội tàu bay thương mại toàn cầu sẽ tăng 58% trong 20 năm tới, điều này kéo theo áp lực tăng trưởng của phi toàn cầu

phải tương đương với tỉ lệ trên. Các chuyên gia của ICF đã dự đoán cần tuyển hơn 440.000 phi công cho đội tàu bay thương mại trong 20 năm tới.

Các số liệu về tàu bay được hai hãng sản xuất Airbus và Boeing cung cấp sẽ cho ta một cái nhìn tổng qt như sau:

● Airbus nói rằng nhu cầu sẽ tăng gấp đơi đội tàu bay toàn cầu lên 48.000 tàu bay và sẽ dẫn đến nhu cầu cung cấp hơn 540.000 phi công mới.

● Boeing đã ước tính các Hãng hàng khơng sẽ phải tuyển dụng hơn 635.000 phi công trong hai thập kỉ sắp tới.

Biểu đồ 1.10. Số phi công mới theo từng khu vực giai đoạn 2016 – 2035 [20]

b. Việt Nam

Trong bối cảnh dịch vụ hàng khơng ngày một gia tăng và bài tốn thiếu hụt phi công là vấn đề nan giải của Châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Lĩnh vực hàng khơng châu Á đang chứng kiến sự bùng nổ số lượng khách hàng, theo CEO Boeing, Dennis Muilenburg nhận định khu vực châu Á – Thái Bình Dương ước cần 16.930 tàu bay mới và 261.000 phi công cho tới năm 2037. Điều này đồng nghĩa với việc các đội bay hiện tại và con số phi công phải tăng gấp đôi trong giai đoạn này”.

Biểu đồ 1.11. Lượng hàng khách hàng không theo khu vực giai đoạn 2017 – 2037 [21]

Nhìn vào bức tranh tồn cảnh ngành hàng không tại Việt Nam, không chỉ thiếu phi công cho các hãng mà đến Cục Hàng Không cũng đang thiếu nhân viên giám sát bay bởi họ cũng phải từng là phi cơng. Do đó, ơng Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Hàng khơng Việt Nam, đánh giá, đây là nút thắt lớn: “Không đáp ứng được điều kiện trên, hàng không Việt Nam sẽ bị hạ cấp xuống như Indonesia, Malaysia, Philippines… Điều này chắc chắn sẽ làm giảm uy tín của các hãng bay khi ra thị trường quốc tế”, ơng Cường nói.Do đó, ơng Cường cho biết sắp tới sẽ thông báo tới các hãng “không được nhận thêm tàu bay mới”. Ông lý giải, nếu vài năm tới, cục không được thêm biên chế giám sát viên, các hoạt động bay vẫn sẽ chỉ dừng lại ở mức hiện tại.

Việc có thêm Hãng hàng khơng mới hình thành và các Hãng hàng không giá rẻ đang tăng đội bay một cách nhanh chóng: Bamboo Airways biên chế 22 tàu bay trong năm 2019, Vietjet Air được duyệt tăng 11 chiếc, cùng kế hoạch của Vinpearl Air, Vietravel, Thiên Minh Group, thì phi cơng đang là bài tốn khó. Do đó, tiêu cực đã xảy ra lơi kéo phi công và nhân lực hàng không từ các hãng với nhau với mức đãi ngộ hậu hĩnh, gấp 1,2; 2 lần lương chỗ cũ. Mới đây, cuối tháng 4/2019, Bamboo Airways và Vietnam Airlines đã làm nóng câu chuyện về lao động chất lượng cao gây thiệt hại về tài chính.

1.2.3.2. Vấn đề quản lý nhân sự tại các hãng

Phi cơng hàng khơng là một nhân viên khơng điển hình, việc thay thế phi cơng trong 1 cuộc đình cơng là khơng thể thực hiện được. Sự địi hỏi về mức lương và mơi trường làm việc đã tác động mạnh mẽ lên ngân sách cũng như kế hoạch dài hạn của các Hãng hàng không giá rẻ, bởi họ phải hợp lý hóa thu chi từ đó dẫn đến sự bất ổn giữa cơng ty và nhân viên. Đặt ra một thách thức to lớn đối với quản lý nhân sự phải có các chiến lược làm thỏa mãn được nhân viên, tránh các cuộc đình cơng gây tổn hại đến cơng ty.

Bảng 1.1 Thống kê các cuộc đình cơng của nhân viên tại các hãng

Lufthansa British Airways Jetstar Airways Air France Thời

gian 2 ngày đêm 2 ngày đêm 3 ngày đêm 1 tuần

Thiệt hại

180.000 hành khách 1300 chuyến bay hủy

145.000 hành khách Thiệt hại 49 triệu

USD

90 chuyến bay bị hủy

30% chuyến bay bị hủy

1.2.3.3. Chiến lược từ các Hãng hàng không

Vấn đề người lao động trong bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đều tồn tại những vấn đề riêng và hàng không cũng thế. Sự ương ngạnh khi biết được giá trị của bản thân từ các nhân viên trong hàng khơng đã buộc các hãng phải có những biện pháp nhân sự sao cho sự hợp nhất để tránh những vụ đình cơng hay sự thiếu hụt nhân sự trong khai thác.

a. Mức lương hậu hĩnh từ các hãng

Lương phi công luôn là đề tài được nhiều người quan tâm, nhất là trong thời buổi sự khan hiếm phi công ngày một cao. Từ đây, buộc các Hãng hàng không muốn giữ chân phi cơng thì mức lương cao là chìa khóa then chốt cho sự gắn bó của họ với hãng. Ln nằm

trong top 3 nghề nguy hiểm nhất thế giới (con số thống kê tại Mỹ năm 2016 cho thấy tỉ lệ tử vong là 64/100.000 lao động) nhưng phi công vẫn là cơng việc được nhiều người u thích do mức lương cao và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhất thế giới.

Thu nhập của phi công luôn chiếm một phần tỉ lệ doanh thu của các Hãng hàng không.

Biểu đồ 1.12. Lương của cơ trưởng theo các hãng [19]

Mức lương của phi công vốn luôn là con số mơ ước của bao ngành nghề lao động khác. Một thống kê cho thấy 1 phi cơng có thể “cân” thu nhập của phần nhiều lao động trong các ngành nghề khác. Thị trường hàng không Việt Nam cũng đang có sự cạnh tranh vơ cùng gay gắt. Các hãng mới ra đời đem lại mức lương khủng để thu hút phi cơng và mong muốn có thể chiếm thị phần một cách nhanh chóng.

Biểu đồ 1.13. Tỷ lệ tiền lương trên doanh thu (%) [22]

b. Đua nhau mở trường đào tạo phi công

Công ty TNHH Hàng không Australia Qantas Airways đã chi khoảng 15 triệu đô la trong năm 2018 cho một học viện phi công để đáp ứng nhu cầu phi hành đồn của riêng mình. Hãng hàng khơng lớn nhất thế giới về lưu lượng khai thác quốc tế, Emirates Airways, đã đầu tư 270 triệu đô la vào trung tâm đào tạo phi công mới vào năm 2017.

Wizz Air là Hãng hàng không giá rẻ đang vươn lên mạnh mẽ và chiếm được thị trường ở Đông Âu, đã thành lập học viện phi công cho riêng mình, cung cấp 300 đến 400 phi cơng mỗi năm. CEO József Váradi cho biết: “Chúng tơi có thể kiểm sốt vận mệnh của chính mình” .

Tại Việt Nam, các hãng nhận thức rõ về việc thiếu phi cơng và đều đang có phương án ngắn hạn. Tuy nhiên về dài hạn, phương án chung vẫn là mở trường đào tạo phi cơng. Về phía Vietjet Air, hãng đã đưa vào hoạt động trung tâm huấn luyện phi công do cơ quan an tồn Hàng khơng Châu Âu (EASA) phê chuẩn cuối năm 2018. Tập đồn FLC, cơng ty mẹ của Bamboo Airways, đang xúc tiến dự án học viện hàng khơng với diện tích 7,05 ha tại TP Cần Thơ. Những điều khiến dư luận quan tâm nhất đó là, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết đã thành lập trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng khơng (Vin Aviation School), và cịn rất nhiều dự án trong tương lai để giải “cơn khát” phi cơng ngay tại Việt Nam.

c. Quản lí nhân sự tại các hãng

Có 5 giải pháp được tìm thấy trong hầu hết các tài liệu về quản lí nhân sự bao gồm: (1) Quan tâm đến tầm quan trọng của các cuộc khảo sát thái độ nhân viên trong quá trình phát triển tổ chức và 4 giải pháp còn lại xoay quanh vai trò then chốt của các nhà lãnh đạo từ các Hãng hàng không: (2) công nhận hiệu quả làm việc của nhân viên (3) nhân viên có thể tiếp cận các lãnh đạo của hãng một cách dễ dàng (4) tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp giữa người quản lý và nhân viên, đảm bảo cơ hội làm việc cũng như các đãi ngộ trong tương lai (5) nhà lãnh đạo thực hành tham gia vào các công việc cấp thấp hơn. Tất cả điều trên cần được phối hợp một cách nhịp nhàng để có thể đạt được những điều sau:

● Giữ chân nhân tài hàng đầu.

● Tăng sự gắn kết của nhân viên.

● Khuyến khích hiệu suất cao.  Jetstar Airways [18]

Vốn là Hãng hàng khơng giá rẻ nên các chính sách về quản lí nhân sự được hãng rất quan tâm. “One of the benefits of working at Jetstar is the staff travel” từ James Costa – một nhân viên tại Jetstar cho biết. Sau đây là một số chính sách khen thưởng của Jetstar.

Tài chính, sức khỏe và chương trình thúc đẩy tinh thần: Jetstar cam kết giúp nhân

viên của họ tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ cho phép nhân viên có quyền truy cập vào một loạt các chương trình về tài chính, sức khỏe và chương trình hỗ trợ nhân viên, để đạt được sự cân bằng và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi và tài chính.

Du dịch dành cho nhân viên: Khơng chỉ nhận được các lợi ích du lịch giảm giá khi

làm việc cho Jetstar, mà cịn có thể đề cử bạn đồng hành với mình. Chúng bao gồm giảm giá vé tàu bay, chỗ ở, thuê xe và bảo hiểm du lịch cho cả trong nước và quốc tế. Có thể sử dụng các ưu đãi trong các Hãng hàng không trong Jetstar Group, Qantas và các hàng không đối tác.

Các cuộc khảo sát thăm dị ý kiến: Tại Jetstar, chúng tơi đánh giá cao quan điểm của

nhân viên. Đó là lý do tại sao chúng tôi tạo ra càng nhiều cơ hội để bạn bày tỏ ý kiến của mình và giúp định hình thành cơng trong tương lai.

Southwest Airlines [17]

“Kick Tail”- Một loại chương trình thưởng theo dạng tích điểm đã được triển khai tại Hãng hàng không Southwest Airlines trong hơn một thập kỉ qua và được các nhân viên cũng như khách hàng đánh giá cao.

Cách chơi: Mỗi nhân viên và khách hàng đều có thể trao đổi số lượng ‘Kich Tail’

khơng giới hạn cho bất kì nhân viên nào, như một lời cảm ơn vì đã hồn thành tốt cơng việc. Với tổng giải thưởng hàng năm là 500.000 đô la.

Ý nghĩa: Đây là ý tưởng của CEO Gary Kelly, chương trình này nói về lời cảm ơn

nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. “Kick Tail là một chương trình khuyến khích và cơng nhận được thiết kế để nhân viên thể hiện sự đánh giá cao với nhau” – Melanie Jones, phát ngôn viên của Southwest Airlines.

Express Airlines [16]

Phil Trenary- CEO của Express Airlines đã tổ chức các sự kiện xã hội như dã ngoại hoặc chính ơng sẽ trao kem cho từng nhân viên trong giờ giải lao. Hơn thế nữa là những đề xuất của nhân viên thường sẽ được triển khai. Như trường hợp tân trang khu bếp của trên chiếc Saab 340 để tăng khả năng lưu trữ.

Một số chính sách nhân sự nổi bật khác [16]

Khi Leo Mullin đảm nhận vị trí giám đốc điều hành vào năm 1997, Delta Airlines đang trong tình trạng khó khăn. Thay vì ưu tin số lượng, Mullin lại tập trung vào dịch vụ khách hàng và tái cấu trúc nhân viên. Ông đã đưa ra lời mời gọi các nhân viên mỗi khi đi qua sân bay.

Tại Hãng hàng không mới khởi nghiệp, JetBlue Airways, người sáng lập và giám đốc điều hành, David Neeleman và các giám đốc điều hành khác đề ra tiêu chí “tinh thần của tình bạn” và đã liên tục có các cuộc gặp gỡ và hỗ trợ các nhân viên. Herb Kelleher, CEO của Southwest Airlines, biết tên hàng ngàn nhân viên của hãng.

1.2.3.4. Kết luận về nhân lực hàng không

Nút thắt cho việc thiếu nhân sự hàng không, đặc biệt là phi công, cần được các quốc gia chung tay giải quyết. Các chiến lược dài hạn và cũng như mức đầu tư khổng lồ cần được tiến hành. Để cuộc khủng hoảng nhân sự khơng làm suy thối nền kinh tế cũng như gây ra nhiều tiêu cực trong ngành làm nhức nhói thêm mối quan hệ giữa các hãng với nhau.

Quản lý nhân sự đóng góp cho sự thành cơng của doanh nghiệp. Cần phải phát huy vai trò để củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và quản lý. Bởi sự ưng ngạnh là điều tất yếu có đối với một lực lượng lao động với kĩ thuật và kiến thức như trong ngành hàng không, một ngành công nghiệp nhạy cảm và năng động bậc nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu Khó khăn và giải pháp của các hãng hàng không (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w